Bài viết hay(758)
Xem ra người VN có cái tật ưa "phong thánh": nào là "thánh" Hồ Chí Minh, nào là "thánh" Phạm Văn Đồng, nào là "thánh" Võ Văn Kiệt, nào là "thánh" Võ Nguyên Giáp rồi bây giờ lại muốn "phong thánh" cho Việt Dzũng! Thua!!! Tôi quý mến VD, tôi ưa thích những bản nhạc "để đời" của anh nhưng tôi vẫn xem anh ấy là một con người dễ mến chứ tôi không muốn "phong thánh" cho anh ấy. Người VN chúng ta hãy bình tĩnh mà xem lại tật sùng bái hay thần thánh hoá như vậy! Ai có công, lịch sử sẽ ghi nhận và người dân có quyền bày tỏ sự ngưỡng mộ nhưng xin đừng vội phong thánh quá dễ dàng như vậy !
Thời gian tạm sống trong trại tị nạn không lâu, nhưng anh bạn trẻ cũng đã cùng nghệ sĩ La Thoại Tân đứng ra tổ chức văn nghệ giúp vui cho đồng bào ở đó.
Đến Mỹ, vài năm sau tôi gặp lại anh cũng với đôi nạng, đứng trên sân khấu trước vài nghìn khán giả ngồi kín Center for the Performing Arts ở San Jose.
Hôm đó nghe anh hát và nhiều người đã rưng rưng nước mắt.
Đó là hình ảnh Việt Dzũng trong ca khúc “Một chút quà cho quê hương” do chính anh sáng tác mà lời ca đã xoáy sâu vào tâm thức người tị nạn của những năm 1980-81, đã đưa nhạc anh vào lòng người Việt.
Sáng thứ Sáu 20/12/2013 Việt Dzũng đột ngột từ trần tại Little Saigon, nam California vì bệnh tim, hưởng dương 55 tuổi.
Tiếng hát và lời Kinh
Tin anh mất gây bàng hoàng xúc động trong cộng đồng vì hàng ngày giọng anh vang vang trên sóng phát thanh ở hai miền nam bắc California.
Trong những tuần lễ trước đó anh còn tham gia các sinh hoạt từ thiện và tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Hè vừa qua anh lên San Jose cùng với Nam Lộc làm MC cho chương trình gây quỹ giúp thương phế binh Việt Nam Cộng hòa.
Sinh ngày 8/9/1958 ở Sài Gòn, Việt Dzũng có tên khai sinh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng là con của cố bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, nguyên sĩ quan và dân biểu Quốc hội Việt Nam Cộng hoà.
Mẹ là bà Nguyễn Thị Nhung, cựu giáo sư trường trung học Gia Long, Sài Gòn.
Anh được biết đến nhiều nhất qua một số ca khúc viết trong những năm đầu cuộc đời tị nạn vào đầu thập niên 1980, khi làn sóng vượt biển đang lên cao và ở quê nhà những trại cải tạo học tập đọa đầy, những vùng kinh tế mới lầm than được dựng lên:
Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy
Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng
Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình…
Lời ca là những trải nghiệm đau buồn của người Việt xa xứ, của thân nhân, bạn bè ở quê nhà. Những ca từ đã trở thành bất tử trong lòng người hải ngoại cũng như trong trí nhớ của nhiều người tại quê nhà vào những năm đất nước còn khép kín và bài hát được các đài quốc tế chuyển về Việt Nam qua sóng phát thanh.
Lời ca là nỗi lòng của người ra đi gửi nhớ thương về quê nhà qua những thùng quà trong đó chứa đựng biết bao thương nhớ, ngọt bùi, đắng cay.
Những sáng tác đầu của Việt Dzũng là về đời tị nạn, về hành trình vượt biển chênh vênh trên sóng dữ, chao đảo giữa sống chết:
Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm
Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dài…
Thuyền mong manh ôi đời lênh đênh
Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ
Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
Lời mẹ buồn giữa tiếng Nam-mô…
Trời chơ vơ ôi người bơ vơ
Người vẫn ôm mảnh ván rũ mục
Lời kinh cầu từng hồi nấc nghẹn
Lời mẹ buồn giữa tiếng Amen
Người buông xuôi về nơi đáy nước
Người có mộng một nấm mộ xanh
Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ
Khủng khiếp hơn khi con tàu lạc hướng, hết thức ăn và nước uống khiến người phải ăn thịt người để sống sót:
Sáng dậy em điểm tâm bằng đôi con mắt
Đêm về em ngậm ngùi gặm khúc xương tay
Em hỡi em biển vẫn đầy
Sao em uống máu cho ngậm ngùi chua cay…
Việt Dzũng không chỉ viết lên nỗi đau hành trình tị nạn mà còn những hoài niệm cố hương:
Tôi muốn mời em về thăm lại Bấm Hà Nội xưa
Cổ Ngư chiều đổ lá trong mưa buồn lưa thưa
Tôi muốn mời em về thăm lại Sài Gòn xưa
Duy Tân chiều say nắng uống môi nồng hương xưa
Tôi muốn mời em về thăm lại căn nhà xưa
Có mẹ ngồi đầu đó sợi tóc bạc đong đưa
Tôi muốn mời em về, nhưng quê hương tôi quá xa
Bên kia bờ Thái Bình bao la…
Và dù sống xa quê hương anh luôn hãnh diện là người Việt và nhắn nhủ các bạn trẻ hãy nói lên niềm tự hào mình là người Việt Nam:
Này hỡi anh thanh niên sao gục mặt âm thầm
Sao anh ngại không nhìn nhận giòng giống Lạc Long
Này hỡi cô sinh viên sao ngại ngùng không lời
Sao cô ngại không nhìn nhận đây nước Việt tôi
Này hỡi dân tôi ơi xin rũ lời nghi ngại
Xin vỗ ngực oai hùng nhận tôi là người Việt Nam
Việt Dzũng có khiếu nhạc và thích sinh hoạt từ những ngày còn ở trường trung học Taberd Sài Gòn và đã đạt giải nhất thi đua văn nghệ của trường.
Đến Hoa Kỳ anh đã sáng tác, tham gia ban nhạc đồng quê Mỹ – country music – và năm 1978 đoạt giải nhất trong một cuộc thi nhạc ở tiểu bang Iowa.
Khi những ca khúc viết về người tị nạn Việt Nam của anh được rộng rãi biết đến trong cộng đồng, cùng lúc với sự xuất hiện của nữ nhạc sĩ Nguyệt Ánh thì Việt Dzũng và Nguyệt Ánh đã trở thành đôi song ca chuyên chở lời ca đấu tranh vào lòng người hải ngoại:
Em vẫn mơ một ngày nào
Anh với em chung tình bạc đầu
Trên quê hương nghèo, trong khu rừng già
Trước mái nhà cờ vàng bay phất phơ
Bên mái hiên ta ngồi chuyện trò
Khoai nướng thơm hương tình ruộng đồng.
Con thơ ngoan hiền, ê a đánh vần
Vê en nờ (VN) là Việt Nam kiêu hùng…
Những ca từ trong “Em vẫn mơ một ngày về” của Nguyệt Ánh đã được đôi song ca hát vang trong các sinh hoạt văn nghệ đấu tranh của người Việt hải ngoại từ thập niên 1980.
Năm 1985 Việt Dzũng, Nguyệt Ánh cùng với một số nghệ sĩ khởi xướng Phong trào Hưng Ca, ôm đàn và đem tiếng hát đi khắp nơi trên thế giới để kêu gọi cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân Việt. Đã có 40 CD hùng ca của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh được phát hành và trong suốt ba thập niên qua đôi song ca đã quyết tâm tranh đấu chống cộng sản trên mặt trận văn hoá, văn nghệ.
Giọng nói thân quen Ngoài sinh hoạt văn nghệ qua hơn 400 ca khúc, Việt Dzũng còn được biết đến qua lãnh vực truyền thông.
Anh từng làm việc trong nhiều toà báo như Người Việt, Nhân Chứng, Tay Phải, Việt Nam Thương Mại. Đầu thập niên 1990 anh làm xướng ngôn viên cho đài phát thanh Little Saigon Radio, năm 1996 lập ra Radio Bolsa và cùng với Minh Phượng đã trở thành những giọng nói thân quen trong cộng đồng.
Cách làm truyền thông của anh không là đọc tin tức một cách đóng khung, mà có những khi vui đùa thân mật trong lúc đưa tin nên có sự gần gũi với thính giả qua sóng phát thanh.
Anh cũng nổi tiếng qua vai trò em-xi, cùng với Nam Lộc, Thùy Dương, Orchid Lâm Quỳnh trong các chương trình ca nhạc do trung tâm Asia sản xuất với nội dung gồm nhiều ca khúc viết về người lính Việt Nam Cộng hòa, về hành trình tìm tự do của người Việt.
Những sản phẩm văn nghệ này bị nhà cầm quyền Hà Nội lên án là xuyên tạc đất nước và lo sợ nội dung có ảnh hưởng tâm lý với người trong nước.
Việt Dzũng ra đi, anh để lại cho đời dấu ấn đậm nhất trong băng nhạc đầu tiên chủ đề “Kinh tị nạn” phát hành năm 1980 với 100 nghìn bản đã được đón mua.
Cuốn băng có “Một chút quà cho quê hương” và “Lời kinh đêm” với ca từ phản ánh một thời đau thương và đã mãi mãi đi vào lòng người Việt.
Tác giả dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.
Viết cho Việt Dzũng vừa nằm xuống
Ông Nguyễn Xuân Minh giải thích với BBC về quá trình gọi là 'sáp nhập với cơ quan chủ quản mới' theo các tin đưa ra.
Ông Nguyễn Xuân Minh: Đây là một quyết định cũng làm cho đội ngũ của tôi trăn trở.
Tờ báo sẽ chấm dứt hoạt động và chuyển giao về Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Bên đó sẽ mở một ấn phẩm phụ mang tên Sài Gòn Tiếp thị.
Mình không thể bê nguyên đội ngũ cũ qua mà sẽ có một sự sàng lọc nhất định. Họ phải đảm bảo những yếu tố giúp họ tồn tại và phát triển vì bên kia cũng đang ở trong một giai đoạn rất khó khăn.
Điều đó cũng bình thường nhưng mà đúng là người lao động bức xúc vì người ta đã giúp xây dựng thương hiệu này rất nhiều năm rồi, giờ thì sau Tết họ lại có thể mất công ăn việc làm.
Đây là điều mà mình làm một tờ báo thì phải chấp hành
BBC: Những nguyên nhân nào khiến tờ báo phải ngưng hoạt động thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Thực ra thì tờ báo đã từ rất lâu đã có lỗ.
Đỉnh điểm của khó khăn về mặt tài chính đó là vào năm 2011, nền kinh tế khủng hoảng đến mức lãi suất lúc đó lên đến hơn 23%, toàn bộ tiền bạc chúng tôi làm ra phải trả lãi vay cho ngân hàng.
Thành phố cũng đã quyết định cho chúng tôi bán trụ sở của mình mà khi trước sắm bằng tiền của đội ngũ tập thể ở đây để thanh toán nợ.
BBC: Báo trong nước nói là bản thân trụ sở của SGTT có giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với khoản nợ mà tờ báo đang đối mặt hiện nay và nếu bán trụ sở này thì SGTT hoàn toàn có thể chi trả nợ và tiếp tục hoạt động. Vậy ông nghĩ nguyên nhân sâu xa dẫn đến quyết định của cơ quan chức năng trong việc buộc tờ báo chuyển chủ và sung số tài sản dôi ra vào công quỹ có bắt nguồn từ vấn đề nào nằm ngoài vấn đề tài chính hay không?
Thực ra thì nếu chúng tôi bán nhà thì ủy ban thành phố có quyết định rằng chúng tôi sẽ hưởng toàn bộ khoản đó chứ không phải nộp ngân sách. Không phải vì lý do tài chính mà chúng tôi khó khăn.
Tôi vừa làm việc với một đơn vị và khả năng là tiền thu từ việc bán nhà là cao hơn rất nhiều lần so với số nợ mà chúng tôi đang có.
Có lẽ có những vấn đề sâu xa mà chúng tôi không hiểu được.
BBC: Tờ báo đã từng viết khá nhiều về chủ đề chính trị, xã hội, ông có cho rằng đây là một trong những vấn đề khiến tờ báo gặp rắc rối hay không?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Theo tôi đó là thời gian trước đây. Sau này chúng tôi cũng đã cố gắng điều chỉnh khi anh Chánh đột ngột đổi tổng biên tập.
Điều đó cho thấy rằng chúng tôi tự tìm hiểu lý do của nó và hiểu rằng mình phải điều chỉnh nội dung tờ báo theo tôn chỉ, mục đích của tờ báo trên giấy phép.
Chính những vấn đề này đã dẫn đến những sự xáo trộn trong bộ máy quản lý của tờ báo.
Chúng tôi đã thay đổi rất nhiều nội dung và thậm chí nhiều người nói là tờ báo bị ‘hèn đi’.
Nhưng thú thật là chúng tôi phải trở lại với con đường của mình đó là một tờ báo hàng hóa, tiêu dùng, thị trường và những vấn đề khác thì cũng đề cập có liều lượng. Trước đây mình sa vào những vấn đề vĩ mô quá thì cũng mang lại nhiều bất lợi.
BBC: Năm 2009 SGTT đã cho thôi việc nhà báo Huy Đức vì bài “Bức tường Berlin” trên blog riêng của tác giả. Các hãng thông tấn quốc tế nói Ban Tuyên giáo Trung ương đã ‘than phiền’ về các bài blog và bài báo của ông Huy Đức. Phải chăng việc cho thôi việc nhà báo Huy Đức là để tránh cho tờ báo khỏi những rắc rối nằm ngoài vấn đề tài chính?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Ở đây có yếu tố nhạy cảm, như bản lĩnh về mặt chính trị để xử lý vấn đề đó.
Cũng đã rất nhiều lần chúng tôi bị bên tuyên giáo phê bình và cũng cần nói rõ không ai ép buộc anh Huy Đức nghỉ.
Chính ban biên tập lúc đó có thảo luận với anh Huy Đức là tình hình rất gay go và chúng tôi có đề nghị với anh Huy Đức là mình chia tay với nhau để tờ báo khỏi có những chuyện căng thẳng, và sau này có những bài vở nào thì anh có thể tiếp tục cộng tác.
Sau đó thì anh Huy Đức cũng vui vẻ, không có vấn đề gì.
BBC: Phía bên Thời báo Kinh tế Sài Gòn họ có cho biết là sẽ nhận vào bao nhiêu nhân sự từ SGTT hay không? Tâm lý cán bộ và phóng viên SGTT hiện nay ra sao và mọi người đã lên kế hoạch gì cho thời gian sắp tới?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Tôi đã làm việc với các anh chị bên ban biên tập Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Người ta phải cân nhắc để thu gọn bộ máy nhằm phát huy hiệu quả cao nhất. Tất nhiên họ phải sàng lọc đội ngũ của SGTT mà bộ máy của tôi hiện nay là 107 người.
Việc đó cũng bình thường, nếu là tôi thì tôi cũng sẽ làm vậy thôi, để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Hiện nay hai bên đang làm việc nội bộ theo tinh thần đó chứ không có vấn đề gì như là nộp đơn thi tuyển lại hay gì khác.
Xin nói thẳng là họ cũng không vui vẻ gì khi nhận SGTT vì họ đang có một nhóm báo với nhiều ấn phẩm khác nhau.
Với người lao động thì chúng tôi sẽ có nhiệm vụ giới thiệu một số người cho báo Thời báo kinh tế sài Gòn để họ gặp gỡ và thỏa thuận.
Tất nhiên có những người khác mà những vấn đề như chế độ làm việc hay lương hướng mà người ta không vui vẻ thì lại muốn đi tìm một tờ báo tốt hơn.
Khi nhận về thì Sài gòn tiếp thị mới sẽ vận hành theo cách mới chứ không thể vận hành theo cách lâu nay.
BBC: Sau khi chuyển sang cơ quan chủ quản mới, ông sẽ nhớ gì về SGTT những ngày cũ?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Tôi nhớ về thời hoàng kim của SGTT.
Tôi cũng chưa phải là người đã ở đây lâu lắm.Tôi biết có những anh chị gắn bó với tờ báo từ ngày khai sinh, khi đó vẫn còn là ấn phẩm phụ của Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
Lúc đó cả đội ngũ phóng viên, biên tập viên phải lao đi làm Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, cho đến giờ đã là một hội chợ lừng danh cả nước.
Cho đến bây giờ thì báo đã phát triển chính quy hơn và các phóng viên có thể làm việc chuyên môn của mình và chuyện làm hội chợ để một đội ngũ khác.
Theo tôi nghĩ là phong trào người Việt dùng hàng Việt cũng là ý tưởng do chúng tôi bền bỉ nuôi dưỡng từ chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1996, khi hàng ngoại tràn ngập thị trường.
Đó là dấu ấn lớn nhất trong đội ngũ của chúng tôi.
Một điều nữa, đó là không khí làm việc của tờ báo. Tình cảm gắn bó của anh em ở đây mà dẫn đến cả sự bức xúc lúc này, là do không hành nghề của SGTT là rất đáng quý và dù có đi đây đi đó thì cũng sẽ nhớ về không gian đó nhiều nhất.
"Nếu trước đây chúng ta hay thấy biểu ngữ 'mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con' thì giờ thông điệp chúng tôi muốn gửi tới là 'hãy sinh 2 con', 'sinh 2 con là tốt nhất',” báo VNexpress dẫn lời ông Trọng.
Việt Nam là quốc gia thực hiện khá nghiêm ngặt chính sách kế hoạch hóa gia đình và từng khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con.
Chưa giàu đã già? Tổng cục Dân số cho rằng chính sách này đã góp phần giảm được 21 triệu người trong vòng 20 năm qua.
Tuy nhiên, tình trạng già hóa dân số diễn ra quá nhanh khiến nhiều chuyên gia lo ngại rằng Việt Nam “chưa giàu đã già” và do đó cần phải điều chỉnh lại chính sách.
Dù dân số đông trên diện tích hẹp, Việt Nam cũng là một trong năm quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.
"Bước sang năm 2013, chúng tôi thấy già hóa dân số diễn ra nhanh quá. Nếu không có tiếng chuông cảnh báo với toàn xã hội, chúng ta sẽ lỡ nhịp, không thấy được tầm quan trọng của việc bước vào già hóa dân số đến sớm hơn dự báo", ông Trọng được báo Việt Nam trích lời.
Ông Trọng cũng so sánh tình hình Việt Nam với Trung Quốc, nước láng giềng có chính sách một con nhưng vừa mới được nới lỏng, cho phép một số gia đình có hai con từ năm 2014.
Nhưng ngay lập tức một số nhà bình luận ở Trung Quốc đánh giá rằng chính sách 'cho sinh hai' này đã quá muộn để giảm tốc độ lão hóa trong dân chúng.
Đến năm 2012, Việt Nam có 89,7 triệu dân theo số liệu của Liên Hiệp Quốc nhưng đế́n năm 2013 đã đón 'công dân thứ 90 triệu'.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73 cho nam và 77 cho nữ, vẫn theo Liên Hiệp Quốc.
Theo UNFPA trong tài liệu công bố năm 2011, đến năm 2017, Việt Nam sẽ chuyển sang ngưỡng 'dân số già' với 10% dân số đạt tiêu chuẩn 'người cao tuổi', từ 60 trở lên.
Dân số lão hóa không chỉ là vấn đề cho một số nước châu Á như Nhật Bản và Trung Quốc.
Tại Anh Quốc, một hội nghị dân số gần đây nói nước này hiện có 10 triệu người trên 65 tuổi trên tổng số dân 62,8 triệu (2012).
Nhưng đến năm 2050 Anh Quốc sẽ có chừng 19 triệu người trên 65 tuổi, tạo ra một gánh nặng rất lớn cho các dịch vụ hưu bổng và y tế.
'Vẫn dựa ngân sách' Theo Phó giáo sư Thọ, người đang là Chủ nhiệm Khoa Chính sách công của Học viện trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đang chuyển sang kinh tế thị trường, nhưng hệ thống lương bổng vẫn còn vướng mắc một số vấn đề kiểu hệ thống lương bổng thời bao cấp, với nhiều tổ chức đoàn thể, các cơ quan phục vụ hoạt động chính trị của Đảng, đoàn thể vẫn lấy ngân sách nhà nước trả lương.
Bên cạnh đó, dù trong thời bình, gần như hàng năm, Việt Nam được cho là có một số lượng lớn các sỹ quan trung, cao cấp cả trong quân đội lẫn công an được phong, thăng hàm lên các cấp tá, tướng, kèm với lương bổng, phụ cấp chế độ ưu đãi, đội ngũ này cũng gây áp lực lên quỹ lương của nhà nước.
Chuyên gia về chính sách công cũng đề cập vấn đề bất bình đẳng trong lương bổng, chế độ và phụ cấp giữa một số ngành nghề trong hệ thống trả lương, hưu bổng và phân tích bất hợp lý trên thực tế của hiện tượng "lậu khủng còn kinh hơn lương khủng" trong khi Việt Nam được dự đoán phải mất vài năm mới tạm thoát khỏi khó khăn kinh tế.
Hôm thứ Năm, tỷ giá giữa USD và VND được nhận định là "bất ngờ tăng mạnh" tới 60 VND từ mức 21.120VND/ một đô-la Mỹ vốn được cho là ổn định trong tuần, theo tờ Bấm Kinh tế Việt Nam.
Tờ báo chuyên về kinh tế và tài chính dẫn lời một thành viên trên thị trường tiền tệ nhận định rằng diễn biến tỷ giá này là 'khá bất thường, 'cần tiếp tục theo dõi', có thể 'ngắn hạn' tuy bước đầu có thể gợi ý xác định về 'diễn biến mới của lãi suất' trên liên ngân hàng và nhu cầu ngoại tệ lớn xuất hiện.
Về diễn biến mới đây trên thị trường tiền tệ, trả lời câu hỏi liệu đây có là việc đồng USD thực sự "tăng mạnh" hay là đồng VND mất giá so với Mỹ kim, nếu chỉ nhìn từ một vài biểu hiện bên ngoài, Tiến sỹ Nguyễn Quang A hôm thứ Năm nhận định với BBC:
"Tôi nghĩ thực sự đồng tiền Việt Nam, giá trị thực, chứ không phải là giá trị danh nghĩa, so với đô-la chẳng hạn, thì thực sự là cao chứ không phải là mất giá.
"Cho nên là khả năng phải giảm giá đồng tiền Việt Nam là một chuyện thực tế và tôi nghĩ là cần thiết cho nền kinh tế. Tôi không nghĩ việc đồng Việt Nam từ khoảng từ 20 ngàn mấy chục lên 21.100 trong khoảng thời gian qua là một biến động gì quá lớn và đáng lo ngại cả."
'Từ tiền giả phá hoại' Về biểu hiện phá hoại đối với với tiền tệ Việt Nam, hôm 22/8, tờ Dân Trí phản ánh việc nhà chức trách ở một tỉnh biên giới phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc phát giác và bắt giữ các vụ vận chuyển tiền giả được in ở nước ngoài, bên cạnh đồng đô-la giả.
Tờ báo cho hay hôm thứ Năm, cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an tỉnh Lạng Sơn đã hoàn tất thủ tục truy tố một đối tượng vận chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam lượng tiền giả là 200 triệu VND khi tìm cách qua cửa khẩu Tân Thanh.
Vẫn tờ này phản ánh, hôm 5/8, một đối tượng khác trong một vụ riêng rẽ, bị công an kinh tế Việt Nam phát giác và bắt giữ khi đang vận chuyển, cũng qua ngả Lạng Sơn, số tiền giả lớn khác có trị giá lên tới 11.000 USD và hơn 68 triệu đồng tiền Việt Nam.
Bình luận về tác hại của nạn tiền giả với nền kinh tế Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói:
"Tất nhiên, tiền giả chủ yếu được in, cứ nói thẳng toạc móng heo, ở Trung Quốc đưa sang là chính là đến 100%, có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế và có lẽ là về mặt kinh tế, tuy tôi không có số liệu cụ thể, nhưng về khối lượng, tôi nghĩ rằng tác động ấy không phải là lớn lắm,
"Nhưng về mặt tâm lý, về mặt niềm tin, lòng tin của người dân vào đồng nội tệ, thì đấy là một sự phá hoại hết sức nguy hiểm."
'Tới đánh cắp tài nguyên' Tuy nhiên một trong những vấn nạn khó nhìn thấy hơn có thể đang làm suy yếu Việt Nam từng ngày là nạn tham nhũng từ 'ăn cắp' tài nguyên, khoáng sản, công sản quốc gia, thông qua lách luật và móc ngoặc giữa các nhóm tài phiệt, đại gia và nhóm lợi ích trong nhà nước và chuyển ra nước ngoài trục lợi, trong khi nền kinh tế quốc nội đang cần các nguồn lực để củng cố, phục hồi.
Tiến sỹ Quang A nói:
"Tôi nghĩ rằng chuyện có sự câu kết rất chặt chẽ giữa các thế lực kinh tế mà chủ yếu ở đây là các đại gia, các doanh nghiệp nhà nước lớn, hoặc thậm chí các doanh nghiệp tư nhân lớn, với các thế lực chính trị để làm sao có lợi nhất cho cả đôi bên mà Việt Nam thường gọi là chuyện nhóm lợi ích, đấy là hiện tượng càng ngày càng trầm trọng ở Việt Nam, và đó là cái không ai từ chối cả."
Cựu Viện trưởng Viện IDS đã giải thể nói xã hội Việt Nam vài chục năm gần đây có thể đã xuất hiện một lớp các nhà tài phiệt, đại gia mới lũng đoạn nền kinh tế và làm giàu bất chính thông qua áp dụng các kinh nghiệm xấu về lách luật và làm ăn gian lận từ kinh nghiệm của mafia nước ngoài và móc ngoặc với một bộ phận của giới cầm quyền.
Ông nói:
"Tôi có thể nói không thể loại trừ việc học những kinh nghiệm xấu của mafia Nga, giới tài phiệt Nga, trong việc móc ngoặc với nhà nước để kiếm chác, trục lợi trong việc mua bán doanh nghiệp, đấu thầu các tài sản của nhà nước, hầm mỏ và đất đai chẳng hạn. Chuyện đó tôi khẳng định là không thể không có việc học đó và không thể không có ở Việt Nam".
Tiến sỹ Quang A cho rằng mức độ biển thủ tài nguyên, công quỹ, rửa tiền do lách luật, móc ngoặc với nhóm lợi ích và tác hại của chúng ra sao với nền kinh tế khó tính toán hết.
"Cụ thể nó đến mức như thế nào thì nói thật là phải có những tổ chức độc lập, phải có kinh phí để nghiên cứu một cách rất tường tận, lúc đó mới có thể bình luận một cách đầy đủ cơ sở được."
Việt Dzũng để cho đời lời Kinh Tị Nạn
Tôi rời Việt Nam vào ngày cuối tháng 4/1975 và đến được trại tị nạn ở Philippines.
Ở đó buổi tối tôi hay ra nhà chòi ngồi nghe một bạn trẻ, đi đứng mang theo đôi nạng, ôm đàn cất giọng trầm ấm hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn, những lời ca quen thuộc mà nhiều người ngồi quanh thỉnh thoảng cũng cất tiếng hát theo.Thời gian tạm sống trong trại tị nạn không lâu, nhưng anh bạn trẻ cũng đã cùng nghệ sĩ La Thoại Tân đứng ra tổ chức văn nghệ giúp vui cho đồng bào ở đó.
Đến Mỹ, vài năm sau tôi gặp lại anh cũng với đôi nạng, đứng trên sân khấu trước vài nghìn khán giả ngồi kín Center for the Performing Arts ở San Jose.
Hôm đó nghe anh hát và nhiều người đã rưng rưng nước mắt.
Đó là hình ảnh Việt Dzũng trong ca khúc “Một chút quà cho quê hương” do chính anh sáng tác mà lời ca đã xoáy sâu vào tâm thức người tị nạn của những năm 1980-81, đã đưa nhạc anh vào lòng người Việt.
Sáng thứ Sáu 20/12/2013 Việt Dzũng đột ngột từ trần tại Little Saigon, nam California vì bệnh tim, hưởng dương 55 tuổi.
Tiếng hát và lời Kinh
Tin anh mất gây bàng hoàng xúc động trong cộng đồng vì hàng ngày giọng anh vang vang trên sóng phát thanh ở hai miền nam bắc California.
Trong những tuần lễ trước đó anh còn tham gia các sinh hoạt từ thiện và tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Hè vừa qua anh lên San Jose cùng với Nam Lộc làm MC cho chương trình gây quỹ giúp thương phế binh Việt Nam Cộng hòa.
Sinh ngày 8/9/1958 ở Sài Gòn, Việt Dzũng có tên khai sinh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng là con của cố bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, nguyên sĩ quan và dân biểu Quốc hội Việt Nam Cộng hoà.
Mẹ là bà Nguyễn Thị Nhung, cựu giáo sư trường trung học Gia Long, Sài Gòn.
Anh được biết đến nhiều nhất qua một số ca khúc viết trong những năm đầu cuộc đời tị nạn vào đầu thập niên 1980, khi làn sóng vượt biển đang lên cao và ở quê nhà những trại cải tạo học tập đọa đầy, những vùng kinh tế mới lầm than được dựng lên:
Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy
Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng
Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình…
Lời ca là những trải nghiệm đau buồn của người Việt xa xứ, của thân nhân, bạn bè ở quê nhà. Những ca từ đã trở thành bất tử trong lòng người hải ngoại cũng như trong trí nhớ của nhiều người tại quê nhà vào những năm đất nước còn khép kín và bài hát được các đài quốc tế chuyển về Việt Nam qua sóng phát thanh.
Lời ca là nỗi lòng của người ra đi gửi nhớ thương về quê nhà qua những thùng quà trong đó chứa đựng biết bao thương nhớ, ngọt bùi, đắng cay.
Những sáng tác đầu của Việt Dzũng là về đời tị nạn, về hành trình vượt biển chênh vênh trên sóng dữ, chao đảo giữa sống chết:
Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm
Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dài…
Thuyền mong manh ôi đời lênh đênh
Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ
Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
Lời mẹ buồn giữa tiếng Nam-mô…
Trời chơ vơ ôi người bơ vơ
Người vẫn ôm mảnh ván rũ mục
Lời kinh cầu từng hồi nấc nghẹn
Lời mẹ buồn giữa tiếng Amen
Người buông xuôi về nơi đáy nước
Người có mộng một nấm mộ xanh
Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ
Khủng khiếp hơn khi con tàu lạc hướng, hết thức ăn và nước uống khiến người phải ăn thịt người để sống sót:
Sáng dậy em điểm tâm bằng đôi con mắt
Đêm về em ngậm ngùi gặm khúc xương tay
Em hỡi em biển vẫn đầy
Sao em uống máu cho ngậm ngùi chua cay…
Việt Dzũng không chỉ viết lên nỗi đau hành trình tị nạn mà còn những hoài niệm cố hương:
Tôi muốn mời em về thăm lại Bấm Hà Nội xưa
Cổ Ngư chiều đổ lá trong mưa buồn lưa thưa
Tôi muốn mời em về thăm lại Sài Gòn xưa
Duy Tân chiều say nắng uống môi nồng hương xưa
Tôi muốn mời em về thăm lại căn nhà xưa
Có mẹ ngồi đầu đó sợi tóc bạc đong đưa
Tôi muốn mời em về, nhưng quê hương tôi quá xa
Bên kia bờ Thái Bình bao la…
Và dù sống xa quê hương anh luôn hãnh diện là người Việt và nhắn nhủ các bạn trẻ hãy nói lên niềm tự hào mình là người Việt Nam:
Này hỡi anh thanh niên sao gục mặt âm thầm
Sao anh ngại không nhìn nhận giòng giống Lạc Long
Này hỡi cô sinh viên sao ngại ngùng không lời
Sao cô ngại không nhìn nhận đây nước Việt tôi
Này hỡi dân tôi ơi xin rũ lời nghi ngại
Xin vỗ ngực oai hùng nhận tôi là người Việt Nam
Việt Dzũng có khiếu nhạc và thích sinh hoạt từ những ngày còn ở trường trung học Taberd Sài Gòn và đã đạt giải nhất thi đua văn nghệ của trường.
Đến Hoa Kỳ anh đã sáng tác, tham gia ban nhạc đồng quê Mỹ – country music – và năm 1978 đoạt giải nhất trong một cuộc thi nhạc ở tiểu bang Iowa.
Khi những ca khúc viết về người tị nạn Việt Nam của anh được rộng rãi biết đến trong cộng đồng, cùng lúc với sự xuất hiện của nữ nhạc sĩ Nguyệt Ánh thì Việt Dzũng và Nguyệt Ánh đã trở thành đôi song ca chuyên chở lời ca đấu tranh vào lòng người hải ngoại:
Em vẫn mơ một ngày nào
Anh với em chung tình bạc đầu
Trên quê hương nghèo, trong khu rừng già
Trước mái nhà cờ vàng bay phất phơ
Bên mái hiên ta ngồi chuyện trò
Khoai nướng thơm hương tình ruộng đồng.
Con thơ ngoan hiền, ê a đánh vần
Vê en nờ (VN) là Việt Nam kiêu hùng…
Những ca từ trong “Em vẫn mơ một ngày về” của Nguyệt Ánh đã được đôi song ca hát vang trong các sinh hoạt văn nghệ đấu tranh của người Việt hải ngoại từ thập niên 1980.
Năm 1985 Việt Dzũng, Nguyệt Ánh cùng với một số nghệ sĩ khởi xướng Phong trào Hưng Ca, ôm đàn và đem tiếng hát đi khắp nơi trên thế giới để kêu gọi cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân Việt. Đã có 40 CD hùng ca của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh được phát hành và trong suốt ba thập niên qua đôi song ca đã quyết tâm tranh đấu chống cộng sản trên mặt trận văn hoá, văn nghệ.
Giọng nói thân quen Ngoài sinh hoạt văn nghệ qua hơn 400 ca khúc, Việt Dzũng còn được biết đến qua lãnh vực truyền thông.
Anh từng làm việc trong nhiều toà báo như Người Việt, Nhân Chứng, Tay Phải, Việt Nam Thương Mại. Đầu thập niên 1990 anh làm xướng ngôn viên cho đài phát thanh Little Saigon Radio, năm 1996 lập ra Radio Bolsa và cùng với Minh Phượng đã trở thành những giọng nói thân quen trong cộng đồng.
Cách làm truyền thông của anh không là đọc tin tức một cách đóng khung, mà có những khi vui đùa thân mật trong lúc đưa tin nên có sự gần gũi với thính giả qua sóng phát thanh.
Anh cũng nổi tiếng qua vai trò em-xi, cùng với Nam Lộc, Thùy Dương, Orchid Lâm Quỳnh trong các chương trình ca nhạc do trung tâm Asia sản xuất với nội dung gồm nhiều ca khúc viết về người lính Việt Nam Cộng hòa, về hành trình tìm tự do của người Việt.
Những sản phẩm văn nghệ này bị nhà cầm quyền Hà Nội lên án là xuyên tạc đất nước và lo sợ nội dung có ảnh hưởng tâm lý với người trong nước.
Việt Dzũng ra đi, anh để lại cho đời dấu ấn đậm nhất trong băng nhạc đầu tiên chủ đề “Kinh tị nạn” phát hành năm 1980 với 100 nghìn bản đã được đón mua.
Cuốn băng có “Một chút quà cho quê hương” và “Lời kinh đêm” với ca từ phản ánh một thời đau thương và đã mãi mãi đi vào lòng người Việt.
Tác giả dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.
Viết cho Việt Dzũng vừa nằm xuống
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Đêm khuya. Đang bàng hoàng ngồi trước màn hình computer với những bản tin dồn dập về Nhạc sĩ, MC, Nhà báo Việt Dzũng vừa ra đi, thì thằng con tôi đẩy cửa bước vào, vội vã cách khác thường, nói như lạc giọng: “Việt Dzũng chết rồi Ba ơi”.
Tôi ngạc nhiên vì con tôi lớn lên ở Mỹ, học trường Mỹ, chơi với bạn bè nói rặt tiếng Mỹ, thích nhạc Mỹ và chẳng tỏ ra thiết tha cho lắm mỗi khi trong nhà mở DVD nhạc Việt Nam, thế mà sao nó cũng “worry about” cái chết của Việt Dzũng như vầy.
Tôi cay cay nơi khoé mắt và thấy trên màn hình rơi, lăn xuống những giọt nước. Rồi tiếp tục tìm, đọc những bài viết liên quan đến người nghệ sĩ đa năng đa tài nặng lòng với quê hương đồng bào thì mới té ra hèn gì (con tôi cũng quan tâm đến người vừa nằm xuống ở Cali): Ngoài cộng đồng Việt Nam, Việt Dzũng còn nổi tiếng với sinh hoạt nhạc Mỹ một thời. (http://www.haingoaiphiemdam.com/NewsContent.aspx?Id=15519). Nhưng đó là chuyện đa tài và đa công của Việt Dzũng mà báo giới hôm nay đang viết về Anh. Ở đây tôi chỉ muốn bày tỏ vài cảm nghĩ riêng tây của một ngời bình thường lâu về người vừa nằm xuống bấy lâu nay mình khâm phục và cảm mến.
Gần 40 năm rồi sau ngày thôi cuộc binh đao, đã trải qua bao cuộc biệt ly tử sinh hai bờ, nhưng trước cái chết đột ngột của Việt Dzũng hôm nay, lần đầu tiên tôi chợt sống lại cái cảm giác mỗi lần bạn đồng đội tôi ngã gục nơi chiến trường những năm xưa. Viết lên điều này, tôi không dám có ý nghĩ “thấy sang bắt quàng làm họ”, bởi lẽ trong thế đứng và việc làm của mình hiện tại, so sánh với những nỗ lực đấu tranh cho quê hương dân tộc của Việt Dzũng, tôi tự xét thấy mình không xứng đáng “ngang tầm” đồng đội với Anh.
Suốt cuộc đời lính chiến, tôi đã chịu đựng biết bao đồng đội bên cạnh gục ngã, nhưng những hụt hẫng do mất mát đã được nhanh chóng khoả lấp bởi những người lính mới bổ sung. Còn hôm nay, biết lấy ai và dễ gì có được người thay thế Việt Dzũng trong cuộc chiến đấu không bom đạn nhưng chẳng kém phần gian nan, bởi không thiếu những nhát dao đâm phía sau lưng Anh từ những người mệnh danh cùng chung chiến tuyến.
Tại sao “biết lấy ai và dễ gì có được người thay thế Việt Dzũng” thì mọi người đã có câu giải đáp qua những gì Anh đã làm suốt gần 40 năm qua và đang được các cơ quan truyền thông loan tải dồn dập với những nỗi tiếc thương Anh vô bờ.
Chính vì vậy mà viết cho Việt Dzũng vừa nằm xuống, tôi không biết làm gì hơn ngoài việc bày tỏ nỗi đau mất mát cùng lòng tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của một người con hiếu để của mẹ Việt Nam trong khi Mẹ Việt đang mong đợi hơn bao giờ những đứa con như Dzũng.
Bên sự tri ơn Việt Dzũng đã cho những người ở lại chúng tôi trong nhà tù nhỏ cũng như trong nhà tù lớn món quà tinh thần vô giá qua bài hát “Một chút quà cho quê hương”, vân vân, xin Anh tha thứ cho chúng tôi món nợ không bao giờ có thể trả. Đó là chúng tôi, những người đàn anh đã không làm tròn bổn phận bảo vệ được Tổ quốc đồng bào trong đó có cậu thiếu niên tàn tật Nguyễn Ngọc Hùng Dũng giữa Thủ đô Sai Gòn, để cậu phải bỏ quê hương ra đi với bà ngoại lênh đênh thập tử nhất sinh trên biển cả và nay thì không có ngày trở về.
Xin dâng lên đây nén hương lòng tiếc thương người em về tuổi tác nhưng là anh về công lao đóng góp cho Quê hương đồng bào sau ngày mất nước Việt Dzũng, đồng thời nguyện xin Thiên Chúa, mà Anh lúc còn sống luôn đặt niềm tin tưởng và lòng cậy trông, đưa linh hồn Giu-Se về nước Thiên Đàng.
Xin Anh, nhờ Ơn Trên, phù hộ cách riêng cho những ai còn sống đang tiếp tục con đường Anh từng đồng hành và gây nguồn cảm hứng.
'Tôi nhớ thời hoàng kim của SGTT'
Trả lời BBC, quyền Tổng biên tập Sài Gòn Tiếp Thị sắp bị chuyển chủ, ông Nguyễn Xuân Minh nói về số phận tờ báo có tính cách và kể lại các giai đoạn thăng trầm của báo.
Tin báo Sài Gòn Tiếp thị (SGTT) sẽ ngưng hoạt động và chính thức sáp nhập vào Thời báo Kinh tế Sài Gòn kể từ ngày 1/3 năm sau, theo quyết định của các cơ quan chức năng vẫn khiến làng báo Việt Nam Bấm xôn xao.Ông Nguyễn Xuân Minh giải thích với BBC về quá trình gọi là 'sáp nhập với cơ quan chủ quản mới' theo các tin đưa ra.
Ông Nguyễn Xuân Minh: Đây là một quyết định cũng làm cho đội ngũ của tôi trăn trở.
Tờ báo sẽ chấm dứt hoạt động và chuyển giao về Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Bên đó sẽ mở một ấn phẩm phụ mang tên Sài Gòn Tiếp thị.
Mình không thể bê nguyên đội ngũ cũ qua mà sẽ có một sự sàng lọc nhất định. Họ phải đảm bảo những yếu tố giúp họ tồn tại và phát triển vì bên kia cũng đang ở trong một giai đoạn rất khó khăn.
Điều đó cũng bình thường nhưng mà đúng là người lao động bức xúc vì người ta đã giúp xây dựng thương hiệu này rất nhiều năm rồi, giờ thì sau Tết họ lại có thể mất công ăn việc làm.
Đây là điều mà mình làm một tờ báo thì phải chấp hành
BBC: Những nguyên nhân nào khiến tờ báo phải ngưng hoạt động thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Thực ra thì tờ báo đã từ rất lâu đã có lỗ.
"Văn bản thanh tra báo"
Thành phố cũng đã quyết định cho chúng tôi bán trụ sở của mình mà khi trước sắm bằng tiền của đội ngũ tập thể ở đây để thanh toán nợ.
BBC: Báo trong nước nói là bản thân trụ sở của SGTT có giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với khoản nợ mà tờ báo đang đối mặt hiện nay và nếu bán trụ sở này thì SGTT hoàn toàn có thể chi trả nợ và tiếp tục hoạt động. Vậy ông nghĩ nguyên nhân sâu xa dẫn đến quyết định của cơ quan chức năng trong việc buộc tờ báo chuyển chủ và sung số tài sản dôi ra vào công quỹ có bắt nguồn từ vấn đề nào nằm ngoài vấn đề tài chính hay không?
Thực ra thì nếu chúng tôi bán nhà thì ủy ban thành phố có quyết định rằng chúng tôi sẽ hưởng toàn bộ khoản đó chứ không phải nộp ngân sách. Không phải vì lý do tài chính mà chúng tôi khó khăn.
Tôi vừa làm việc với một đơn vị và khả năng là tiền thu từ việc bán nhà là cao hơn rất nhiều lần so với số nợ mà chúng tôi đang có.
Có lẽ có những vấn đề sâu xa mà chúng tôi không hiểu được.
BBC: Tờ báo đã từng viết khá nhiều về chủ đề chính trị, xã hội, ông có cho rằng đây là một trong những vấn đề khiến tờ báo gặp rắc rối hay không?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Theo tôi đó là thời gian trước đây. Sau này chúng tôi cũng đã cố gắng điều chỉnh khi anh Chánh đột ngột đổi tổng biên tập.
Điều đó cho thấy rằng chúng tôi tự tìm hiểu lý do của nó và hiểu rằng mình phải điều chỉnh nội dung tờ báo theo tôn chỉ, mục đích của tờ báo trên giấy phép.
Chính những vấn đề này đã dẫn đến những sự xáo trộn trong bộ máy quản lý của tờ báo.
Chúng tôi đã thay đổi rất nhiều nội dung và thậm chí nhiều người nói là tờ báo bị ‘hèn đi’.
Nhưng thú thật là chúng tôi phải trở lại với con đường của mình đó là một tờ báo hàng hóa, tiêu dùng, thị trường và những vấn đề khác thì cũng đề cập có liều lượng. Trước đây mình sa vào những vấn đề vĩ mô quá thì cũng mang lại nhiều bất lợi.
BBC: Năm 2009 SGTT đã cho thôi việc nhà báo Huy Đức vì bài “Bức tường Berlin” trên blog riêng của tác giả. Các hãng thông tấn quốc tế nói Ban Tuyên giáo Trung ương đã ‘than phiền’ về các bài blog và bài báo của ông Huy Đức. Phải chăng việc cho thôi việc nhà báo Huy Đức là để tránh cho tờ báo khỏi những rắc rối nằm ngoài vấn đề tài chính?
"Dù thế nào, SGTT từ đời TBT Kim Hạnh đến TBT Đặng Tâm Chánh…mỗi thời làm mỗi khác nhưng thời nào cũng có bản sắc"
Blogger Mạnh Quân
Cũng đã rất nhiều lần chúng tôi bị bên tuyên giáo phê bình và cũng cần nói rõ không ai ép buộc anh Huy Đức nghỉ.
Chính ban biên tập lúc đó có thảo luận với anh Huy Đức là tình hình rất gay go và chúng tôi có đề nghị với anh Huy Đức là mình chia tay với nhau để tờ báo khỏi có những chuyện căng thẳng, và sau này có những bài vở nào thì anh có thể tiếp tục cộng tác.
Sau đó thì anh Huy Đức cũng vui vẻ, không có vấn đề gì.
BBC: Phía bên Thời báo Kinh tế Sài Gòn họ có cho biết là sẽ nhận vào bao nhiêu nhân sự từ SGTT hay không? Tâm lý cán bộ và phóng viên SGTT hiện nay ra sao và mọi người đã lên kế hoạch gì cho thời gian sắp tới?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Tôi đã làm việc với các anh chị bên ban biên tập Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Người ta phải cân nhắc để thu gọn bộ máy nhằm phát huy hiệu quả cao nhất. Tất nhiên họ phải sàng lọc đội ngũ của SGTT mà bộ máy của tôi hiện nay là 107 người.
"Đỉnh điểm của khó khăn về mặt tài chính là vào năm 2011, nền kinh tế khủng hoảng đến mức lãi suất lúc đó lên đến hơn 23%, toàn bộ tiền bạc chúng tôi làm ra phải trả lãi vay cho ngân hàng."
Hiện nay hai bên đang làm việc nội bộ theo tinh thần đó chứ không có vấn đề gì như là nộp đơn thi tuyển lại hay gì khác.
Xin nói thẳng là họ cũng không vui vẻ gì khi nhận SGTT vì họ đang có một nhóm báo với nhiều ấn phẩm khác nhau.
Với người lao động thì chúng tôi sẽ có nhiệm vụ giới thiệu một số người cho báo Thời báo kinh tế sài Gòn để họ gặp gỡ và thỏa thuận.
Tất nhiên có những người khác mà những vấn đề như chế độ làm việc hay lương hướng mà người ta không vui vẻ thì lại muốn đi tìm một tờ báo tốt hơn.
Khi nhận về thì Sài gòn tiếp thị mới sẽ vận hành theo cách mới chứ không thể vận hành theo cách lâu nay.
BBC: Sau khi chuyển sang cơ quan chủ quản mới, ông sẽ nhớ gì về SGTT những ngày cũ?
Ông Nguyễn Xuân Minh: Tôi nhớ về thời hoàng kim của SGTT.
Tôi cũng chưa phải là người đã ở đây lâu lắm.Tôi biết có những anh chị gắn bó với tờ báo từ ngày khai sinh, khi đó vẫn còn là ấn phẩm phụ của Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
Lúc đó cả đội ngũ phóng viên, biên tập viên phải lao đi làm Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, cho đến giờ đã là một hội chợ lừng danh cả nước.
Cho đến bây giờ thì báo đã phát triển chính quy hơn và các phóng viên có thể làm việc chuyên môn của mình và chuyện làm hội chợ để một đội ngũ khác.
Theo tôi nghĩ là phong trào người Việt dùng hàng Việt cũng là ý tưởng do chúng tôi bền bỉ nuôi dưỡng từ chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1996, khi hàng ngoại tràn ngập thị trường.
Đó là dấu ấn lớn nhất trong đội ngũ của chúng tôi.
Một điều nữa, đó là không khí làm việc của tờ báo. Tình cảm gắn bó của anh em ở đây mà dẫn đến cả sự bức xúc lúc này, là do không hành nghề của SGTT là rất đáng quý và dù có đi đây đi đó thì cũng sẽ nhớ về không gian đó nhiều nhất.
Làm báo 'an toàn' trong lòng dư luận
Chọn diễn đàn nào?
Đại sứ Antony Stokes đã nhờ tôi trả lời câu hỏi của bạn Trần Nam Hiếu như sau:
“Tôi không phải là một nhà báo, tôi chỉ tốt nghiệp ĐH theo ngành Kinh tế. Nhìn thấy Tổ quốc đang bị kìm hãm do sự ngu dốt của mấy người quản lý mà chán quá. Nhiều khi tôi rất muốn đóng góp những bài viết có ích để góp phần vào tiếng nói của các bạn trẻ. Nhưng cứ ngại bị mấy ông sờ gáy. Xin hỏi BBC tôi có thể gửi những bài viết của mình ở đâu?”
Tôi trả lời câu này rằng:
“BBC có mục Diễn Đàn để ghi nhận các ý kiến của các bạn về những đề tài dư luận cùng quan tâm như báo chí, quản trị kinh tế, thời sự, xã hội. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt các bài viết mang tính ý kiến cá nhân và các phân tích của giới chuyên gia,"
"Không phải bài và ý kiến nào BBC Tiếng Việt cũng nhận để đăng. Về sự an toàn khi bày tỏ quan điểm thì BBC không muốn để bất cứ ai cảm thấy bị nguy hiểm vì bất cứ lý do gì vì đăng bài với chúng tôi nên sẽ đăng khi người viết hoàn toàn thoải mái.”
BBC phân biệt các bài viết của những nhà bình luận đã có tên tuổi, những blogger độc lập và đã có vị trí trong mạng xã hội, căn cứ vào số bài, thâm niên viết, số người theo (follow), với các bài mang ý kiến riêng của rất nhiều cây viết mạng.
Thế giới mạng ngày nay cũng có những nhóm nhà hoạt động thuộc giới vận động cho một dạng quan điểm chính trị, tôn giáo hay môi sinh.
BBC không ngần ngại đăng một số quan điểm của họ dù thuận hay trái chiều so với truyền thông chính thống, nếu được viết ra một cách có trách nhiệm, kể cả ý kiến phê phán BBC, nhưng cũng không đăng liên tục các bài chỉ khen hoặc phê một chiều.
Theo Hiến chương Hoàng gia (Royal Charter), BBC có trách nhiệm mở ra các cuộc thảo luận về những vấn đề công chúng quan tâm nhưng BBC không chọn vị trí ủng hộ hay đối kháng với bất cứ chính quyền, đảng phái, phong trào nào.
Vì thế, để công bằng cho các nhà quản lý mà Trần Nam Hiếu thấy ‘chán quá’, BBC cũng vẫn phỏng vấn họ hoặc trích thuật ý kiến của họ vì BBC tuân theo nguyên tắc bất thiên vị.
Về sự lo ngại khi nêu lên ý kiến của mình, và sợ bị ‘sờ gáy’, tôi chỉ có thể nhắc lại quan điểm về an toàn cho nhà báo của BBC rằng ‘No story is worth your life’, tức là không có chuyện gì đáng để bạn phải ‘mất mạng’.
Như thế BBC không dám dấn thân và đi tới tận cùng vì sự thật?
Không hẳn như thế các bạn ạ.
BBC tin rằng đưa các câu chuyện bị che dấu ra ánh sáng công luận là thiên chức của mọi nhà báo nhưng không hề khuyến khích bất cứ ai trong công chúng, giới cầm bút hay chính nhân viên đặt mình vào vị trí nguy hiểm tới tính mạng chỉ vì mục tiêu đưa tin.
Đơn giản là về mặt đạo đức, BBC hay bất cứ cơ quan truyền thông nào cũng không có quyền đòi hỏi chuyện đó từ bất cứ ai.
Nhưng khi quyết định làm các phóng sự điều tra sâu rộng, như khi cử phóng viên Bấm Mark Daly cải trang làm tân binh vào Học viện Cảnh sát Anh để lôi ra ánh sáng nạn phân biệt chủng tộc trong lực lượng này hồi 2003, BBC luôn tham vấn các luật sư kỳ cựu để chuẩn bị an toàn cho phóng viên, kể cả an toàn về pháp lý nếu bị kiện.
Tránh hiểm nguy mà vẫn đưa được tin tức là điều tối ưu.
Còn về từng cá nhân, tôi nghĩ trong quan hệ xã hội, gia đình hay khi làm báo, một khi ta phải nêu ý kiến mà còn sợ và e ngại thì không nên nêu vì ý kiến khi ấy chưa chắc đã nói hết được điều muốn nói.
Tức là sợ thì đừng nên viết nhưng khi đã viết sau khi suy nghĩ chín chắn thì đừng sợ.
Trong lòng dư luận Một phần trong cuộc thảo luận của Đại sứ quán Anh nói về chuyện làm sao bảo vệ nhà báo khỏi bị hành hung.
Tôi chỉ xin nêu ví dụ ở Anh rằng các nhà báo được huấn luyện theo khóa 'Hostile Environment' (Môi trường nguy hiểm) để giữ an toàn khi vào các vùng chiến sự, thiên tai hoặc nơi có rối loạn.
Ở nơi công cộng, các nhà báo Anh và Phương Tây nói chung đều đội mũ và mặc áo jacket có chữ PRESS (báo chí) để cảnh sát biết rõ họ là ai.
Còn nếu chính cảnh sát cố ý nhằm vào người khoác áo PRESS để tấn công thì đấy là chuyện ngoài sức tưởng tượng của thế giới văn minh, và không một tòa báo nào có thể làm được gì hơn.
Nhưng va chạm, xô xát nơi xảy ra tuần hành, biểu tình thường không tránh khỏi nên ngoài ra các biện pháp phòng vệ, phóng viên BBC cũng tham gia các nghiệp đoàn báo chí Anh Quốc để có sự bảo vệ hơn nữa và khi cần thì các tổ chức này cũng lên tiếng.
Có lẽ đây cũng là điều một số ý kiến trong cuộc thảo luận nêu ra: khi công đoàn nghề báo không giúp gì, các nhà báo ở Việt Nam cần trợ giúp nhau trên các diễn đàn nghề nghiệp để tìm hiểu pháp luật và tạo ra lập luận vững chắc bảo vệ mình khi cần.
Về phía mình, tôi nghĩ nhà chức trách và tòa án ở Việt Nam cũng cần đạt đúng chỗ các vụ việc về báo chí.
Nếu bài báo đụng chạm đến một lãnh đạo thì hãy để cá nhân nhà lãnh đạo đó kiện báo hoặc phóng viên ra tòa, như ở Singapore, chẳng hạn về tội vu khống, bôi nhọ.
Và nếu chính trị gia có thể thắng, như ông Lý Quang Diệu đã thắng kiện năm 1998, trong vụ kiện dân sự, không phải mang tính chính trị ồn ào.
Tất nhiên, nhà báo có quyền bào chữa công khai để bảo vệ quan điểm và tòa án cũng được tiếng là hoạt động đúng nguyên tắc Nhà nước pháp quyền chứ không theo cách diễn giải tùy tiện của phe phái chính trị hay chịu tác động của các nhóm lợi ích.
Còn khi nhà báo gặp nạn trước bạo lực mang tính nhà nước thì BBC làm được gì?
Tôi nhớ hồi 2011, anh Urunboy Usmono, phóng viên cho ban Trung Á của BBC bị chính quyền Tajikistan bắt vì tội 'khủng số' sau các phóng sự anh làm về giới chức ở đó.
BBC đã tổ chức cuộc vận động trên khắp châu Âu đòi chính quyền nước đó thả nhà báo này, và bản thân tôi cũng tham gia biểu tình ở London tiếp sức cho cuộc vận động mà cuối cùng đã thành công.
Xin chia sẻ là trước đó, hồi 2007, tôi cũng tham gia biểu tình trước trụ sở cũ Bush House đòi thả một đồng nghiệp khác, anh Alan Johnston bị một nhóm vũ trang bắt cóc và giam cầm ở dải Gaza hơn 100 ngày.
Ngay tuần này, một cuộc vận động khác đang diễn ra để đánh động dư luận về chuyện 20 gia đình các phóng viên ban BBC tiếng Iran bị chính quyền ở Tehran truy bức, bắt bớ, thẩm vấn chỉ vì con em họ làm việc tại London.
BBC không phải là một thế lực chính trị nên chỉ có cách là 'kêu cứu' với công chúng khi phóng viên của mình gặp nạn.
Nhưng con số 245 triệu người trên toàn cầu đọc, nghe và xem BBC bằng tất cả các ngôn ngữ mỗi tuần cũng tạo cho BBC một chỗ dựa chắc chắn trong lòng dư luận quốc tế.
Xét cho cùng, dư luận là tấm 'áo giáp' ấm áp, mềm mại và an toàn tốt nhất cho chúng tôi khi làm công việc truyền thông của mình.
Bên ngoài là vậy, còn về nội tâm thì viết có trách nhiệm và dũng cảm chịu trách nhiệm cho cả sự đúng và sai mình nêu ra là cách tốt nhất để bạn an tâm với nghề báo hết sức thú vị này.
Cuộc thảo luận trên trang Facebook do Đại sứ Anh, tiến sỹ Antony Stokes chủ trì chiều 19/6/2013 theo giờ Hà Nội về chủ đề ‘An toàn cho nhà báo’ đã khép lại nhưng nhiều câu hỏi vẫn cần được trả lời.
Đại sứ Antony Stokes đã nhờ tôi trả lời câu hỏi của bạn Trần Nam Hiếu như sau:
“Tôi không phải là một nhà báo, tôi chỉ tốt nghiệp ĐH theo ngành Kinh tế. Nhìn thấy Tổ quốc đang bị kìm hãm do sự ngu dốt của mấy người quản lý mà chán quá. Nhiều khi tôi rất muốn đóng góp những bài viết có ích để góp phần vào tiếng nói của các bạn trẻ. Nhưng cứ ngại bị mấy ông sờ gáy. Xin hỏi BBC tôi có thể gửi những bài viết của mình ở đâu?”
Tôi trả lời câu này rằng:
“BBC có mục Diễn Đàn để ghi nhận các ý kiến của các bạn về những đề tài dư luận cùng quan tâm như báo chí, quản trị kinh tế, thời sự, xã hội. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt các bài viết mang tính ý kiến cá nhân và các phân tích của giới chuyên gia,"
"Không phải bài và ý kiến nào BBC Tiếng Việt cũng nhận để đăng. Về sự an toàn khi bày tỏ quan điểm thì BBC không muốn để bất cứ ai cảm thấy bị nguy hiểm vì bất cứ lý do gì vì đăng bài với chúng tôi nên sẽ đăng khi người viết hoàn toàn thoải mái.”
"Nếu sợ thì bạn đừng nên viết nhưng khi đã viết thì đừng sợ"
Thế giới mạng ngày nay cũng có những nhóm nhà hoạt động thuộc giới vận động cho một dạng quan điểm chính trị, tôn giáo hay môi sinh.
BBC không ngần ngại đăng một số quan điểm của họ dù thuận hay trái chiều so với truyền thông chính thống, nếu được viết ra một cách có trách nhiệm, kể cả ý kiến phê phán BBC, nhưng cũng không đăng liên tục các bài chỉ khen hoặc phê một chiều.
Theo Hiến chương Hoàng gia (Royal Charter), BBC có trách nhiệm mở ra các cuộc thảo luận về những vấn đề công chúng quan tâm nhưng BBC không chọn vị trí ủng hộ hay đối kháng với bất cứ chính quyền, đảng phái, phong trào nào.
Vì thế, để công bằng cho các nhà quản lý mà Trần Nam Hiếu thấy ‘chán quá’, BBC cũng vẫn phỏng vấn họ hoặc trích thuật ý kiến của họ vì BBC tuân theo nguyên tắc bất thiên vị.
Về sự lo ngại khi nêu lên ý kiến của mình, và sợ bị ‘sờ gáy’, tôi chỉ có thể nhắc lại quan điểm về an toàn cho nhà báo của BBC rằng ‘No story is worth your life’, tức là không có chuyện gì đáng để bạn phải ‘mất mạng’.
Không hẳn như thế các bạn ạ.
BBC tin rằng đưa các câu chuyện bị che dấu ra ánh sáng công luận là thiên chức của mọi nhà báo nhưng không hề khuyến khích bất cứ ai trong công chúng, giới cầm bút hay chính nhân viên đặt mình vào vị trí nguy hiểm tới tính mạng chỉ vì mục tiêu đưa tin.
Đơn giản là về mặt đạo đức, BBC hay bất cứ cơ quan truyền thông nào cũng không có quyền đòi hỏi chuyện đó từ bất cứ ai.
Nhưng khi quyết định làm các phóng sự điều tra sâu rộng, như khi cử phóng viên Bấm Mark Daly cải trang làm tân binh vào Học viện Cảnh sát Anh để lôi ra ánh sáng nạn phân biệt chủng tộc trong lực lượng này hồi 2003, BBC luôn tham vấn các luật sư kỳ cựu để chuẩn bị an toàn cho phóng viên, kể cả an toàn về pháp lý nếu bị kiện.
Tránh hiểm nguy mà vẫn đưa được tin tức là điều tối ưu.
Còn về từng cá nhân, tôi nghĩ trong quan hệ xã hội, gia đình hay khi làm báo, một khi ta phải nêu ý kiến mà còn sợ và e ngại thì không nên nêu vì ý kiến khi ấy chưa chắc đã nói hết được điều muốn nói.
Tức là sợ thì đừng nên viết nhưng khi đã viết sau khi suy nghĩ chín chắn thì đừng sợ.
Trong lòng dư luận Một phần trong cuộc thảo luận của Đại sứ quán Anh nói về chuyện làm sao bảo vệ nhà báo khỏi bị hành hung.
Tôi chỉ xin nêu ví dụ ở Anh rằng các nhà báo được huấn luyện theo khóa 'Hostile Environment' (Môi trường nguy hiểm) để giữ an toàn khi vào các vùng chiến sự, thiên tai hoặc nơi có rối loạn.
Ở nơi công cộng, các nhà báo Anh và Phương Tây nói chung đều đội mũ và mặc áo jacket có chữ PRESS (báo chí) để cảnh sát biết rõ họ là ai.
Còn nếu chính cảnh sát cố ý nhằm vào người khoác áo PRESS để tấn công thì đấy là chuyện ngoài sức tưởng tượng của thế giới văn minh, và không một tòa báo nào có thể làm được gì hơn.
Nhưng va chạm, xô xát nơi xảy ra tuần hành, biểu tình thường không tránh khỏi nên ngoài ra các biện pháp phòng vệ, phóng viên BBC cũng tham gia các nghiệp đoàn báo chí Anh Quốc để có sự bảo vệ hơn nữa và khi cần thì các tổ chức này cũng lên tiếng.
Có lẽ đây cũng là điều một số ý kiến trong cuộc thảo luận nêu ra: khi công đoàn nghề báo không giúp gì, các nhà báo ở Việt Nam cần trợ giúp nhau trên các diễn đàn nghề nghiệp để tìm hiểu pháp luật và tạo ra lập luận vững chắc bảo vệ mình khi cần.
Về phía mình, tôi nghĩ nhà chức trách và tòa án ở Việt Nam cũng cần đạt đúng chỗ các vụ việc về báo chí.
Nếu bài báo đụng chạm đến một lãnh đạo thì hãy để cá nhân nhà lãnh đạo đó kiện báo hoặc phóng viên ra tòa, như ở Singapore, chẳng hạn về tội vu khống, bôi nhọ.
Và nếu chính trị gia có thể thắng, như ông Lý Quang Diệu đã thắng kiện năm 1998, trong vụ kiện dân sự, không phải mang tính chính trị ồn ào.
Tất nhiên, nhà báo có quyền bào chữa công khai để bảo vệ quan điểm và tòa án cũng được tiếng là hoạt động đúng nguyên tắc Nhà nước pháp quyền chứ không theo cách diễn giải tùy tiện của phe phái chính trị hay chịu tác động của các nhóm lợi ích.
Tôi nhớ hồi 2011, anh Urunboy Usmono, phóng viên cho ban Trung Á của BBC bị chính quyền Tajikistan bắt vì tội 'khủng số' sau các phóng sự anh làm về giới chức ở đó.
BBC đã tổ chức cuộc vận động trên khắp châu Âu đòi chính quyền nước đó thả nhà báo này, và bản thân tôi cũng tham gia biểu tình ở London tiếp sức cho cuộc vận động mà cuối cùng đã thành công.
Xin chia sẻ là trước đó, hồi 2007, tôi cũng tham gia biểu tình trước trụ sở cũ Bush House đòi thả một đồng nghiệp khác, anh Alan Johnston bị một nhóm vũ trang bắt cóc và giam cầm ở dải Gaza hơn 100 ngày.
Ngay tuần này, một cuộc vận động khác đang diễn ra để đánh động dư luận về chuyện 20 gia đình các phóng viên ban BBC tiếng Iran bị chính quyền ở Tehran truy bức, bắt bớ, thẩm vấn chỉ vì con em họ làm việc tại London.
BBC không phải là một thế lực chính trị nên chỉ có cách là 'kêu cứu' với công chúng khi phóng viên của mình gặp nạn.
Nhưng con số 245 triệu người trên toàn cầu đọc, nghe và xem BBC bằng tất cả các ngôn ngữ mỗi tuần cũng tạo cho BBC một chỗ dựa chắc chắn trong lòng dư luận quốc tế.
Xét cho cùng, dư luận là tấm 'áo giáp' ấm áp, mềm mại và an toàn tốt nhất cho chúng tôi khi làm công việc truyền thông của mình.
Bên ngoài là vậy, còn về nội tâm thì viết có trách nhiệm và dũng cảm chịu trách nhiệm cho cả sự đúng và sai mình nêu ra là cách tốt nhất để bạn an tâm với nghề báo hết sức thú vị này.
Nguyễn Giang
VN 'cần sinh hai con để không lão hóa'
Quan chức Tổng cục Dân số vừa khuyên phụ nữ Việt Nam nên sinh “hai con là tốt nhất” và cho rằng sinh một con sẽ không đủ để ngăn dân số già nhanh.
Lời khuyến nghị trên được ông Dương Quốc Trọng, tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Việt Nam, đưa ra trong ngày Dân số Việt Nam 26/12 vừa qua."Nếu trước đây chúng ta hay thấy biểu ngữ 'mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con' thì giờ thông điệp chúng tôi muốn gửi tới là 'hãy sinh 2 con', 'sinh 2 con là tốt nhất',” báo VNexpress dẫn lời ông Trọng.
Việt Nam là quốc gia thực hiện khá nghiêm ngặt chính sách kế hoạch hóa gia đình và từng khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con.
Chưa giàu đã già? Tổng cục Dân số cho rằng chính sách này đã góp phần giảm được 21 triệu người trong vòng 20 năm qua.
Tuy nhiên, tình trạng già hóa dân số diễn ra quá nhanh khiến nhiều chuyên gia lo ngại rằng Việt Nam “chưa giàu đã già” và do đó cần phải điều chỉnh lại chính sách.
Dù dân số đông trên diện tích hẹp, Việt Nam cũng là một trong năm quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.
"Bước sang năm 2013, chúng tôi thấy già hóa dân số diễn ra nhanh quá. Nếu không có tiếng chuông cảnh báo với toàn xã hội, chúng ta sẽ lỡ nhịp, không thấy được tầm quan trọng của việc bước vào già hóa dân số đến sớm hơn dự báo", ông Trọng được báo Việt Nam trích lời.
Ông Trọng cũng so sánh tình hình Việt Nam với Trung Quốc, nước láng giềng có chính sách một con nhưng vừa mới được nới lỏng, cho phép một số gia đình có hai con từ năm 2014.
Nhưng ngay lập tức một số nhà bình luận ở Trung Quốc đánh giá rằng chính sách 'cho sinh hai' này đã quá muộn để giảm tốc độ lão hóa trong dân chúng.
Đến năm 2012, Việt Nam có 89,7 triệu dân theo số liệu của Liên Hiệp Quốc nhưng đế́n năm 2013 đã đón 'công dân thứ 90 triệu'.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73 cho nam và 77 cho nữ, vẫn theo Liên Hiệp Quốc.
Theo UNFPA trong tài liệu công bố năm 2011, đến năm 2017, Việt Nam sẽ chuyển sang ngưỡng 'dân số già' với 10% dân số đạt tiêu chuẩn 'người cao tuổi', từ 60 trở lên.
Dân số lão hóa không chỉ là vấn đề cho một số nước châu Á như Nhật Bản và Trung Quốc.
Tại Anh Quốc, một hội nghị dân số gần đây nói nước này hiện có 10 triệu người trên 65 tuổi trên tổng số dân 62,8 triệu (2012).
Nhưng đến năm 2050 Anh Quốc sẽ có chừng 19 triệu người trên 65 tuổi, tạo ra một gánh nặng rất lớn cho các dịch vụ hưu bổng và y tế.
'Đã nghèo lại trả nhiều lương, lắm bổng'
Hệ thống lương bổng và đãi ngộ được cho là chứa đựng nhiều bất cập, bất hợp lý ở khu vực biên chế nhà nước, hệ thống các cơ quan Đảng đoàn, đoàn thể và lực lượng vũ trang, đặc biệt các chế độ với đội ngũ sỹ quan trung, cao cấp từ cấp tá trở lên, đang trở thành một gánh nặng cho ngân sách công của Việt Nam, theo nhà quan sát từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quý Thọ, từ Học viện Chính sách và Phát triển (APD) cho rằng ngân sách công của Việt Nam trong giai đoạn khó khăn hiện nay đang gặp thách thức rất lớn vì phải giải quyết các vấn đề từ quỹ lương, chế độ chính sách, không chỉ với người về hưu, mà còn với các đối tượng trong biên chế, đương chức.'Vẫn dựa ngân sách' Theo Phó giáo sư Thọ, người đang là Chủ nhiệm Khoa Chính sách công của Học viện trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam đang chuyển sang kinh tế thị trường, nhưng hệ thống lương bổng vẫn còn vướng mắc một số vấn đề kiểu hệ thống lương bổng thời bao cấp, với nhiều tổ chức đoàn thể, các cơ quan phục vụ hoạt động chính trị của Đảng, đoàn thể vẫn lấy ngân sách nhà nước trả lương.
Bên cạnh đó, dù trong thời bình, gần như hàng năm, Việt Nam được cho là có một số lượng lớn các sỹ quan trung, cao cấp cả trong quân đội lẫn công an được phong, thăng hàm lên các cấp tá, tướng, kèm với lương bổng, phụ cấp chế độ ưu đãi, đội ngũ này cũng gây áp lực lên quỹ lương của nhà nước.
Chuyên gia về chính sách công cũng đề cập vấn đề bất bình đẳng trong lương bổng, chế độ và phụ cấp giữa một số ngành nghề trong hệ thống trả lương, hưu bổng và phân tích bất hợp lý trên thực tế của hiện tượng "lậu khủng còn kinh hơn lương khủng" trong khi Việt Nam được dự đoán phải mất vài năm mới tạm thoát khỏi khó khăn kinh tế.
Tiền giả và tham nhũng phá kinh tế VN
Việt Nam đang điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng phù hợp hơn trong lúc vẫn gặp phải các hoạt động phá hoại diễn ra thường xuyên đối với nền kinh tế, từ nạn tiền giả tới tệ biển thủ các nguồn tài chính công.
Đó là quan điểm của nhà quan sát từ Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, trong cuộc trao đổi hôm 22/8/2013 bàn về chủ đề đồng tiền, dòng vốn, giải pháp cho phục hồi kinh tế.Hôm thứ Năm, tỷ giá giữa USD và VND được nhận định là "bất ngờ tăng mạnh" tới 60 VND từ mức 21.120VND/ một đô-la Mỹ vốn được cho là ổn định trong tuần, theo tờ Bấm Kinh tế Việt Nam.
Tờ báo chuyên về kinh tế và tài chính dẫn lời một thành viên trên thị trường tiền tệ nhận định rằng diễn biến tỷ giá này là 'khá bất thường, 'cần tiếp tục theo dõi', có thể 'ngắn hạn' tuy bước đầu có thể gợi ý xác định về 'diễn biến mới của lãi suất' trên liên ngân hàng và nhu cầu ngoại tệ lớn xuất hiện.
Về diễn biến mới đây trên thị trường tiền tệ, trả lời câu hỏi liệu đây có là việc đồng USD thực sự "tăng mạnh" hay là đồng VND mất giá so với Mỹ kim, nếu chỉ nhìn từ một vài biểu hiện bên ngoài, Tiến sỹ Nguyễn Quang A hôm thứ Năm nhận định với BBC:
"Tôi nghĩ thực sự đồng tiền Việt Nam, giá trị thực, chứ không phải là giá trị danh nghĩa, so với đô-la chẳng hạn, thì thực sự là cao chứ không phải là mất giá.
"Cho nên là khả năng phải giảm giá đồng tiền Việt Nam là một chuyện thực tế và tôi nghĩ là cần thiết cho nền kinh tế. Tôi không nghĩ việc đồng Việt Nam từ khoảng từ 20 ngàn mấy chục lên 21.100 trong khoảng thời gian qua là một biến động gì quá lớn và đáng lo ngại cả."
'Từ tiền giả phá hoại' Về biểu hiện phá hoại đối với với tiền tệ Việt Nam, hôm 22/8, tờ Dân Trí phản ánh việc nhà chức trách ở một tỉnh biên giới phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc phát giác và bắt giữ các vụ vận chuyển tiền giả được in ở nước ngoài, bên cạnh đồng đô-la giả.
Tờ báo cho hay hôm thứ Năm, cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an tỉnh Lạng Sơn đã hoàn tất thủ tục truy tố một đối tượng vận chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam lượng tiền giả là 200 triệu VND khi tìm cách qua cửa khẩu Tân Thanh.
Vẫn tờ này phản ánh, hôm 5/8, một đối tượng khác trong một vụ riêng rẽ, bị công an kinh tế Việt Nam phát giác và bắt giữ khi đang vận chuyển, cũng qua ngả Lạng Sơn, số tiền giả lớn khác có trị giá lên tới 11.000 USD và hơn 68 triệu đồng tiền Việt Nam.
"Không thể loại trừ việc học những kinh nghiệm xấu của mafia Nga, giới tài phiệt Nga, trong việc móc ngoặc với nhà nước để kiếm chác, trục lợi trong việc mua bán doanh nghiệp, đấu thầu các tài sản của nhà nước, hầm mỏ và đất đai"
TS Nguyễn Quang A
"Tất nhiên, tiền giả chủ yếu được in, cứ nói thẳng toạc móng heo, ở Trung Quốc đưa sang là chính là đến 100%, có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế và có lẽ là về mặt kinh tế, tuy tôi không có số liệu cụ thể, nhưng về khối lượng, tôi nghĩ rằng tác động ấy không phải là lớn lắm,
"Nhưng về mặt tâm lý, về mặt niềm tin, lòng tin của người dân vào đồng nội tệ, thì đấy là một sự phá hoại hết sức nguy hiểm."
'Tới đánh cắp tài nguyên' Tuy nhiên một trong những vấn nạn khó nhìn thấy hơn có thể đang làm suy yếu Việt Nam từng ngày là nạn tham nhũng từ 'ăn cắp' tài nguyên, khoáng sản, công sản quốc gia, thông qua lách luật và móc ngoặc giữa các nhóm tài phiệt, đại gia và nhóm lợi ích trong nhà nước và chuyển ra nước ngoài trục lợi, trong khi nền kinh tế quốc nội đang cần các nguồn lực để củng cố, phục hồi.
Tiến sỹ Quang A nói:
Cựu Viện trưởng Viện IDS đã giải thể nói xã hội Việt Nam vài chục năm gần đây có thể đã xuất hiện một lớp các nhà tài phiệt, đại gia mới lũng đoạn nền kinh tế và làm giàu bất chính thông qua áp dụng các kinh nghiệm xấu về lách luật và làm ăn gian lận từ kinh nghiệm của mafia nước ngoài và móc ngoặc với một bộ phận của giới cầm quyền.
Ông nói:
"Tôi có thể nói không thể loại trừ việc học những kinh nghiệm xấu của mafia Nga, giới tài phiệt Nga, trong việc móc ngoặc với nhà nước để kiếm chác, trục lợi trong việc mua bán doanh nghiệp, đấu thầu các tài sản của nhà nước, hầm mỏ và đất đai chẳng hạn. Chuyện đó tôi khẳng định là không thể không có việc học đó và không thể không có ở Việt Nam".
Tiến sỹ Quang A cho rằng mức độ biển thủ tài nguyên, công quỹ, rửa tiền do lách luật, móc ngoặc với nhóm lợi ích và tác hại của chúng ra sao với nền kinh tế khó tính toán hết.
"Cụ thể nó đến mức như thế nào thì nói thật là phải có những tổ chức độc lập, phải có kinh phí để nghiên cứu một cách rất tường tận, lúc đó mới có thể bình luận một cách đầy đủ cơ sở được."