Breaking News

Phong tục đón năm mới ở các nước trên thế giới

Năm mới là dịp mọi người cùng nhau quây quần bên nhau, là dịp để mọi người trong gia đình tụ họp. Ở mỗi nước trên thế giới lại có phong tục đón tết khác nhau, đó cũng chính là sự thể hiện nét độc đáo trong văn hóa của các nước. Tuy nhiên, thời khắc đón năm mới là thời khắc thiêng liêng và quan trọng, một năm mới đến với những niềm vui, may mắn và xua đi những điều không may của năm cũ. Dưới đây là những phong tục đón năm mới của các nước trên thế giới.
Nhật Bản
Ở Nhật Bản, năm mới gọi là Oshogatsu, là dịp tụ họp gia đình nên tất cả cửa hàng, văn phòng, cơ quan đều đóng cửa. Người Nhật tổ chức năm mới vào ngày 1/1 dương lịch. Trong năm mới, người ta thường treo một vòng làm bằng rơm khô trước cửa nhà vì đó là biểu tượng của niềm vui và sự may mắn.
Trong năm mới khi gặp nhau, người ta thường cười to với hy vọng sẽ vui vẻ quanh năm. Để xua tan mọi điều xui xẻo trong đêm giao thừa, người Nhật thường rung chuông 100 lần! Tết ở Nhật Bản kéo dài tới 2 tuần.
Thái Lan
Với người dân Thái Lan, Tết thường kéo dài 3 ngày từ 13-15/4 dương lịch. Trong năm mới, người dân cũng có tục té nước để cầu may. Người dân Thái có tục thả chim hoặc cá vào đầu năm để cầu mong sự may mắn.
Ở vùng Viễn Đông
Tại vùng Viễn Đông, trong năm mới người ta lau rửa tượng Phật bằng nước thơm. Trong dịp này, mọi người sẽ vẩy nước vào nhau với hy vọng sẽ có được mùa bội thu. Trong năm mới, động vật nuôi được thả rông, họ thường mua rùa về nhà, trang trí mai rùa thật đẹp bằng giấy đủ màu sắc và thả ra. Người ta tin rằng sự "tốt bụng" đối với động vật sẽ đem đến nhiều điều may mắn trong năm tới.
Ở Nam Phi
Tại Nam Phi, chuông nhà thờ báo hiệu năm mới trong đêm giao thừa và thường có lễ bắn súng chào mừng. Mọi người ăn mặc sặc sỡ và nhẩy múa đón chào một năm mới sắp đến. Người ta cũng đổ ra đường rất đông và cùng nhau cầu nguyện.
Ở Australia
Năm mới ở Australia bắt đầu vào ngày 1/1 dương lịch. Vì Tết ở Nam bán cầu thời tiết thường ấm nóng nên người dân hay đi picnic hoặc ra biển. Trong đêm giao thừa, mọi người vui vẻ náo nức và làm huyên náo đường phố bằng đủ loại âm thanh. Các hoạt động dã ngoại, đua thuyền, đua ngựa, đi săn, lướt ván... rất được ưa thích trong dịp năm mới.
Ở châu Mỹ
Tại châu Mỹ trong đêm giao thừa người ta thường đổ ra đường và nhảy múa suốt đêm để đón chào năm mới. Các đường phố chật người với tiếng cười đùa, còi sáo vang rộn và đủ màu sắc với ánh đèn và hoa giấy. Mọi người ăn nhiều một loại đậu đen trong đêm giao thừa vì người ta cho rằng ăn nó vào ngày đầu năm sẽ có nhiều điều tốt lành. Trong bữa tiệc năm mới, các loại bánh ngọt và sâm panh là thực phẩm được ưa thích.
Ở Châu Âu
Giống như ở châu Á, châu Âu cũng có phong tục ’’xông nhà’’. Người đầu tiên bước vào nhà trong đếm giao thừa phải là đàn ông và sẽ đem máy mắn cho cả gia đình chủ nhà. Khách ’’xông nhà’’ có thể đem theo đủ thứ quà như tiền, bánh mỳ, thậm chí một thỏi than...cùng với lời chúc chủ nhà sẽ có nhiều thứ đó trong cả năm tới. Vào đêm giao thừa, người ta thường đổ hết ra đường và gây ra những tiếng ồn bằng cách như thổi còi, huýt sáo, rung chuông, đánh trống...để xua đuổi mọi thế lực xấu xa. Năm mới cũng là dịp để tín ngưỡng như đi lễ nhà thờ và xem bói.Ở Anh, mọi người cùng tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus để nghe tiếng chuông của Tháp đồng hồ Big Ben ở Luân Đôn thông báo thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đã tới. Mọi người cùng năm tay nhau để hát bài Auld Lang Syne (là một bài thơ Scotland viết bởi Robert Burns năm 1788 và được phổ nhạc thành một ca khúc cổ truyền. Bài hát được biết đến ở nhiều nước nói tiếng Anh và cả các quốc gia khác và thường được hát trong thời khắc giao thừa để bắt đầu một năm mới). Ở Anh, phong tục xông nhà là rất quan trọng. Người ta cho rằng, xông nhà sẽ mang lại may mắn cho gia chủ, bởi vậy những người xông nhà phải là đàn ông trẻ, khỏe mạnh và ưa nhìn. Người xông nhà phải có mái tóc đen và mang theo một ít than, tiền, bánh mì và muối bởi đó là biểu tượng của sự giàu có.
Ban đầu, phong tục tặng quà được thực hiện vào năm mới, nhưng hiện nay đã được chuyển sang dịp lễ Giáng sinh. Vào năm mới, những người đàn ông Anh thường đưa tiền cho những người vợ để họ mua sắm cho bản thân mình, khoản tiền này được gọi là “pin money”. Tuy nhiên, truyền thống này đã không còn tồn tại, nhưng cum từ “pin money” vẫn được dùng để chỉ món tiền dùng riêng cho bản thân, đặc biệt được dung để nói về khoản tiền mà người chồng đưa cho người vợ. Vào năm mơi, trẻ em ở Anh thường dậy sớm và đi tới nhà của những người hàng xóm xung quanh và hát những bài hát chúc mừng. Chúng sẽ được cho tiền, bánh nướng nhân thịt băm, táo …
Phong tục Burning Bush là phong tục được băt đầu từ thế kỷ 19. Ở hạt Radnorshire và Herefordshire, những người nông dân thức dậy trước năm mới và mang một bụi táo gai tới cánh đồng. Chúng được đốt trong bó rom ở trên cánh đồng lúa mì. Đó là biểu tượng may mắn cho người nông dân . Đôi khi những bui cây được treo trong nhà bếp đến tận năm sau.
Những cô gái Anh thường thả lòng trắng trứng gà vào nước. Họ cho rằng tên chữ cái đầu tiên của người đàn ông họ sẽ kết hôn sẽ được hình thành.
Pháp

Ở Pháp, bữa tiệc được tổ chức vào buổi tối với sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình. Mọi người tặng nhau quà và những tấm thiệp chúc mừng năm mới. Mọi người thường bắt đầu gửi những món quà giả mạo vào ngày đầu tiên của tháng Tư, tất nhiên đây chỉ là những món quà mang tính đùa giỡn trước khi mọi người nhận được những món quà vào năm mới.
Cá tháng tư là tên mà người Pháp gọi những người bị lừa và chế giễu trong ngày đầu tiên của tháng Tư. Tủ kinh của những của hàng sô cô la trưng bày những viên sô cô la hình cá trong ngày này. Những người bạn giấu tên gửi những tấm thiếp hài hước có in hình con cá. Người Pháp đã thông qua việc chỉnh sửa lại lịch vào năm 1582, như vậy năm mới sẽ bắt đầu vào ngày 25 tháng Ba tới ngày 1 tháng Một.
Nga

Năm mới ở Nga bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng Một dựa vào lịch Gregorian, nhưng đầu năm mới lại là vào tháng Chín. Tuy nhiên, vào năm 1699, Nga hoàng Peter đã thay đổi sau khi tính từ ngày sinh của Chúa Giê-xu.
Tết là một trong những dịp lễ quan trọng nhất, bởi đây là ngày lễ của hạnh phúc và bình an. Người Nga luôn mong muốn được đón năm mới với cây thông Tết được trang hoàng lộng lẫy trong nhà. Tại Thủ đô Mát-xcơ-va, Tết đến, một cây thông khổng lồ được đặt ở quảng trường cung điện Krem-li. Khi đến giao thừa, ông già Tuyết xuất hiện bên cạnh nàng công chúa tóc vàng diễm lệ, vai mang túi quà phân phát cho trẻ em và cùng nhau nhảy múa dưới cành thông. Ngày đầu năm mới, người dân có tục tặng bánh mì và muối cho khách quý.
Bê-la-rút
Trong lễ hội đón Tết ở Bê-la-rút, những cô gái chưa chồng được tham gia một số trò chơi để đoán xem ai là người sẽ kết hôn trong năm mới. Thí dụ, người ta đặt rất nhiều hạt ngô trước chỗ đứng của mỗi cô gái và một con gà trống được thả ra. Con gà trống chạy đến ăn những hạt ngô dưới chân ai trước thì người đó được tin sẽ là cô gái đầu tiên kết hôn trong năm mới.
Tây Ban Nha
Khi đồng hồ điểm 12 tiếng trong đêm giao thừa, người Tây Ban Nha ăn 12 quả nho, mỗi quả tương ứng một tiếng điểm của chuông đồng hồ, với mong muốn đem lại điều tốt lành trong 12 tháng của năm tới. Một số nơi ở Tây Ban Nha có tục lệ trước năm mới không được cười trong năm ngày. Qua năm ngày đó phải luôn cười to đón Tết để cầu mong sự an khang thịnh vượng.
Na Uy
Người Na Uy trong ngày đầu năm mới làm bánh pút-đinh và giấu một quả hạnh ở bên trong. Sự giàu có trong năm mới sẽ đến với ai trong phần ăn của mình có quả hạnh may mắn đó.Phần Lan
Phần Lan Truyền thống lâu đời ở Phần Lan là phỏng đoán năm mới của một người bằng cách thả những hộp lon đã được nung chảy vào một thùng nước, sau đó xem hình dáng của nó khi cứng lại. Nếu có hình một trái tim hay một chiếc nhẫn nghĩa là sẽ có đám cưới, hay một chuyến du lịch vào năm mới; Nếu có hình một con lợn thì đó là dấu hiệu của sự no đủ.
Scotland và xứ Wales
Tục xông đất không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn ở Scotland. Trong suốt lễ Hogmanay (lễ hội mừng năm mới của người Scotland), người Scotland tin rằng, người nào đặt chân vào nhà mình đầu tiên sẽ là người mang theo may mắn vào nhà. Người Scotland cũng đốt lửa. Hầu hết ở những ngôi làng nhỏ đánh cá của Stonehaven, những người đàn ông diễu hành qua các con phố cùng với những quả cầu lửa, biểu tượng cho mặt trời.
Người dân của hai xứ này từ lâu vẫn có tục kiêng phụ nữ và người tóc hung đến xông nhà ngày Tết vì cho rằng họ mang đến điềm dữ. Ngày mồng 1 Tết dương lịch nhà nào nhà nấy đều mở rộng cửa đón mừng mọi người đến chơi.
Khi xông nhà ai, khách thường mang theo những hòn than, bỏ một hòn than vào lò sưởi nhà người đó và nói: “Lửa ơi, lửa cháy cho bền”.

Đức
Đêm giao thừa, mỗi nhà thường bày lên trên bàn tiệc một chiếc đĩa có đựng 12 củ hành. Các củ hành được khoét những lỗ nhỏ và rắc muối vào. Mỗi củ hành được đặt tên cho mỗi tháng trong năm.
Ở các vùng nông thôn Đông Đức cũ, người dân còn có tục lệ đổ chì nóng lên một cái thìa rồi ném xuống nước, sau đó vớt chì lên, căn cứ theo hình dáng màu chì người ta tiên đoán trong năm làm ăn phát đạt hay thất bại.
Gruzia
Người dân Gruzia được đón tết hai lần: từ ngày 31/12 sang ngày 1/1 và từ ngày 13 sang 14/1 theo kiểu cũ. Vì vậy, ngày lễ Giáng sinh của những người Gruzia theo đạo Thiên chúa được tính từ đêm 7/1.
Do những người có đạo ở Gruzia thường giữ nếp ăn kiêng nghiêm ngặt trước ngày lễ Giáng sinh nên bàn tiệc đón năm mới đêm giao thừa được chuẩn bị rất thịnh soạn. Món ăn chính trong bữa tiệc giao thừa là món xaxivi. Đó là một con gà tây quay dội nước sốt quả hạnh nhân.
Người Gruzia đón năm mới với cây thông rất đặc biệt, được gọi là tree tree lucky. Đó là một khúc gỗ được chạm trổ cầu kỳ, trên có treo các loại kẹo ngọt và được ngâm trong một chậu bột, như biểu tượng của may mắn và đầy đủ trong nhà.
Hy Lạp
Ngày đón năm mới mọi người ôm đá qua cửa nhà mình cầu cho sang năm mới được mùa, cầu cho cuộc sống năm mới hạnh phúc.
Italy
Nếu như vào dịp lễ Giáng sinh người dân Italy dưới chân dãy núi Alps thường tụ họp trong gia đình thì vào ngày lễ năm mới họ thích gặp gỡ các bạn bè ở những nơi đông người và ồn ã. Chính vì vậy, những nơi phù hợp là các nhà hàng, quán ba, sàn nhảy, quảng trường, vườn hoa.
Mexico
Vào năm mới, mọi người thường tụ họp với người thân và bạn bè. Đêm giao thừa, người Mexico có phong tục đặc biệt. Ví dụ, bật tivi lên để chờ xem hoặc nghe tiếng chuông cất lên 12 lần.
Mỗi lần chuông ngân, người ta lại ăn một quả nho và ước một điều ước, sau đó mọi người ôm nhau và chúc nhau năm mới vui vẻ. Một số người sẽ xách vali đi vòng quanh nhà với hy vọng sang năm sẽ xuất ngoại.
Người Mexico còn có một tập tục, ăn một loại bánh đặc biệt vào ngày 6/1. Loại bánh này có một cái lỗ ở giữa và chứa một món đồ nhỏ trong đó. Người nào nhận được chiếc bánh có món đồ ở trong sẽ phải làm một món đặc biệt vào ngày 5/2.
Estonia
Theo truyền thống, người Estonia sẽ cố gắng ăn 7 bữa trong ngày đầu năm mới. Họ tin rằng, đó là hành động đảm bảo sự no đủ trong năm mới. Nếu một người đàn ông ăn 7 bữa trong ngày đầu năm, thì người ta tin rằng anh ta sẽ có sức khỏe bằng 7 người đàn ông khác trong năm mới.
Armenia
Bàn tiệc đón năm mới của người Armenia gồm một số món khai vị bánh kẹo và hoa quả. Thú ẩm thực của người Armenia khác những nơi khác bởi sự phong phú về màu sắc của các món thịt.
Món chính trên bàn tiệc là dăm bông thịt lợn ướp với nhiều loại gia vị đặc trưng như tỏi, lá vang, ớt tiêu cay và ớt đỏ, gà tây nướng với táo đỏ trong lò...
Ba Lan
Tại Ba Lan cũng như ở các nước châu Âu khác, đêm 31/12 rạng sáng 1/1 là thời gian của những cuộc vui, trò chơi, vũ hội và những hội hoá trang. Đàn ông ăn mặc như đàn bà đeo mặt nạ trùm kín đầu, trẻ con vẽ thêm râu, thêm tai dài... để cho mọi người không thể nhận ra.
Trước lúc nửa đêm người ta thường đếm ngược thời gian. Những giây cuối cùng mọi người đều nâng ly champagne, đồng thanh đếm: “mười... chín... tám...". Đúng 12 giờ đêm, mọi người uống cạn ly rượu, ôm hôn, chúc nhau những điều tốt lành nhất trong năm mới.
Brazil
Vào đêm giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn Brazil đều tổ chức tiệc mừng, đặc biệt là ở Rio de Janeiro, mọi người sẽ tới bờ biển để ngắm pháo hoa. Mọi người thường mặc quần áo trắng với mong muốn may mắn sẽ tới vào năm mới.
Trước kia, tiệc mừng năm mới thường là tiệc về tín ngưỡng, nhưng ngày nay nó đã trở thành một buổi trình diễn lớn dành cho du khách lẫn người dân. Việc chuẩn bị cho bữa tiệc năm mới thường bắt đầu vào sáng ngày 31/12 của năm cũ và tới giữa đêm, pháo hoa bắt đầu bừng lên.
Bữa tiệc ánh sáng kéo dài khoảng 30 phút và trong thời điểm đó, mọi người cầu nguyện những điều ước nhân dịp năm mới như tiền bạc, tình yêu, sức khoẻ. Nếu ở gần biển, sau lúc nửa đêm, mọi người thường đi nhảy sóng, thường là 7 ngọn sóng và ném hoa ra biển khi ước. Ngoài ra, một số người còn thắp nến trên bờ biển.

 Trung Quốc

Người Trung Quốc thường đón năm mới bắt đầu từ ngày 21 tháng Một đến ngày 20 tháng Hai. Tuy nhiên, để xác định được ngày chính xác phải dựa vào lịch âm. Đây cũng là dịp các thành viên quay quần bên nhau, thăm hỏi bạn bè, láng giềng. Cuối năm cũ, họ thường lau dọn nhà cửa để xua đi những điều không may mắn và để đón chào một năm mới. Vào năm mới thường có màn múa rồng, múa sư tử trên khắp các con phố ở Trung Quốc. Rồng được cho là biểu tượng của tuổi thọ và sự sung túc. Người Trung Quốc tin rằng, ma quỷ không thích tiếng ồn ào vì vậy họ trang trí nhà cửa với pháo nhựa. Những tiếng ồn ào có thể xua đi ma quỷ và những điều không may mắn.
Họ đi chợ và mua những loại hoa và cây cảnh mang ý nghĩa may mắn. Quýt được xem là mang lại may mắn, tuy nhiên, người Trung Quốc thường tặng cả cặp chứ không bao giờ lẻ, vì họ quan niệm rằng số lẻ là số không may mắn. Hoa mơ tượng trưng cho may mắn, kim quất tượng trưng cho tài lộc, thủy tiên tượng trưng cho tài lộc, tre sử dụng cho nhiều ngày lễ trong năm, hướng dương tượng trưng cho một năm mới tốt lành, cà tím - chữa lành mọi vết thương, cây Chom Mon mang đến sự bình an.
Bữa cơm đoàn tụ gia đình diễn ra vào đêm Giao thừa khi các thành viên tụ tập đón năm mới. Nơi tổ chức thường là ở nhà hoặc gần nhà trưởng tộc. Bữa cơm đêm Giao thừa thường rất sang và theo truyền thống sẽ có gà và cá. Ở một số nơi, cá không được ăn hết (phần còn lại sẽ được để qua đêm, vì Trung Quốc có câu nói: "Niên niên hữu dư" - năm năm có dư, phát âm giống như "Niên niên hữu ngư"- năm năm có cá.
Phong bao đỏ dành cho gia đình ruột thịt thường được tặng ngay đêm đoàn tụ. Các phong bao này thường có tiền với số lượng thể hiện các con số may mắn hoặc danh giá. Nhiều món ăn được tin rằng có thể dẫn lối mọi người đến với tiền tài, hạnh phúc và may măn. Nhiều món có tên trong tiếng Trung Quốc đồng âm với những điều tốt lành.
Mỹ

Ở Mỹ, những bữa tiệc khiêu vũ được tổ chức vào đêm Giao thừa để đón chào một năm mới. Vào giữa đêm giao thừa, người dân sẽ ôm hôn nhau hoặc bóp còi ô tô. Món ăn Hoppin' John (gồm đậu đen và gao) cùng các món bánh và sâm panh sẽ được thưởng thức trong năm mới. Ở Mỹ, người ta cho rằng đậu đen sẽ mang lại may mắn.
Trong năm mới, người dân Mỹ thường xem những trận bóng tranh giải vô địch ở sân vận động hay qua ti vi. Học cũng tụ tập từ rất sớm ở quảng trường Thời đại ở thành phố New York và chờ đợ khoảnh khắc quả cầu pha lê được thả xuống. Đó cũng là lúc họ nói “Chúc mừng năm mới”.
Ca-na-đa
Người dân Ca-na-đa có phong tục đón Tết độc đáo: mọi người đều mặc đồ tắm và nhảy xuống dòng nước lạnh như băng khi năm mới đến. Ngày đầu năm ở Ca-na-đa, quốc gia nằm gần Bắc cực, thường trùng với thời điểm lạnh giá nhất của mùa đông. Ngày nay, ngoài Ca-na-đa, ở nhiều nước, cũng có phong tục tràn xuống sông băng hoặc dòng nước lạnh đầu năm như một hình thức cầu may mắn, khỏe mạnh, bản lĩnh và sự kiên cường cho năm mới. 
Cuba
Đêm giao thừa, ở cửa sổ các nhà, nước được đổ ào ào... để lấy hên. Khi chuông nhà thờ điểm tiếng đầu tiên, người ta bắt đầu nuốt hạt nho, đến khi dứt 12 tiếng chuông phảt nuốt hết 12 hạt nho, như vậy năm mới sẽ được thịnh vượng, may mắn.

Cô-lôm-bi-a
Ðốt ’’ông năm cũ’’ là một phong tục đón năm mới. Nghi lễ này đòi hỏi sự tham gia của cả gia đình. Mọi người làm một "hình nộm nam" đại diện cho năm cũ, bằng nhiều vật liệu khác nhau, thường bằng những thứ đem lại đau buồn hay gợi sự không vui. "Ông năm cũ" sẽ được thiêu rụi để quên đi những điều xui xẻo. Ðôi lúc, họ cho vào đó pháo hoa để khi đốt trông đẹp hơn.
Ấn Ðộ
Ðón giao thừa, người dân Ấn Ðộ cùng nhau chất một đống lửa thật to rồi nhảy múa hát ca chung quanh để chào năm mới. Họ lấy bột mì trát lên người để gột rửa những lo lắng, buồn phiền và xui xẻo. Sau đó, họ đem ném lớp bột này vào đống lửa để "hóa" những khổ đau và xui xẻo của năm cũ. Ngoài ra, người dân Ấn Ðộ còn có phong tục tạt mầu vào người nhau. Theo phong tục, người nào càng bị tạt nhiều mầu, thì năm mới càng hạnh phúc.
Triều Tiên

Ngày đầu tiên của năm mới ở Triều Tiên được gọi là Sol-nal, là ngày đầu tiên của lịch âm, thường diễn ra vào ngày thứ hai của trăng non sau đông chí, nếu không hiếm khi diễn ra vào ngày 11 hoặc 12 (năm nhuận) của tháng năm mới.
Tết Triều Tiên là ngày nghỉ đậm chất truyền thống gia đình. Sẽ có 3 ngày nghỉ dành cho người dân về quê, tham gia đình, họ hàng nơi họ thực hiện một nghi lễ tổ tiên. Nhiều người Triều Tiên mặc áo màu sặc sỡ gọi là hanbok. Ngoài ra, họ chúc mừng năm mới bằng cách viếng thăm các bờ biển phía Đông như Gangneung và Donghae thuộc tỉnh Gangwon, nơi có thể cảm nhận tia nắng đầu tiên của năm mới.
Bánh gạo là một món ăn truyền thống Triều Tiên vào dịp năm mới. Tết Triều Tiên tương tự sinh nhật cho người Triều Tiên, và ăn bánh gạo như là một phần của buổi sinh nhật. Nếu bạn ăn xong phần bánh gạo của bạn, điều đó có nghĩa bạn già đi 1 tuổi.
Nhiều trò chơi truyền thống liên quan đến Tết Triều Tiên. Trò chơi truyền thống gia đình yunnori là một trò phổ biến ngày nay. Yut Nori (Yunnori) là một trò chơi kiểu "mặt bàn" được chơi ở Triều Tiên, đặc biệt trong dịp năm mới.
Theo truyền thống đàn ông và thanh niên làm con diều hình chữ nhật gọi là yeonnalligi và chơi jegi chagi, một trò chơi dùng một vật được gói trong giấy bóng (kiếng) hoặc quần áo, sau đó dùng chân đá giống như đá kiệng. Phụ nữ và con gái Triều Tiên thì chơi trò neolttwigi, hay gọi là nhảy bập bênh, và trò gongginolie (trò ô quan ở Việt Nam), trò chơi được chơi với 5 hòn đá nhỏ (gonggi). Trẻ em thì chơi tách paengi.

Philippines
Theo truyền thống, người Philippines thường ăn các loại quả hình tròn để cầu mong có được sự thịnh vượng trong năm mới. Nhiều gia đình ở Philippines thường bày rất nhiều loại trái cây có hình tròn trong bữa ăn tối đón năm mới. Có những gia đình chỉ ăn đúng 12 quả có hình tròn vào nửa đêm với mong muốn thành công sẽ đến với họ trong 12 tháng của năm mới.
 Các nước Nam Mỹ
Vào dịp năm mới, ở Ecuador lễ hội Ano Viejo sẽ được tổ chức bằng cách tạo ra những hình nộm bằng giấy giống người thật. Hình nộm bù nhìn được mạc quần áo và được nhồi bằng giấy báo cũ và pháo. Những hình nôm này thường được đặt ở bên ngoài, những bù nhìn này là đại diện cho những việc đã xảy ra trong năm cũ. Vào lúc nữa đêm, các gia đình sẽ châm lửa để đốt những hình nộm này. Khi hình nộm bắt đầu cháy, pháo cũng sẽ bắt đầu nổ như để chào đón năm mới với nhiều niềm vui, may mắn và tạm biệt năm cũ.
Ở Brazil, đậu lăng được cho là biểu tượng của sự giàu có, vì vậy vào đầu năm mới, người dân Brazil thường ăn súp đậu lăng. Vào đêm giao thừa, các nữ tu tôn giáo Vô-đu thường mặc những chiếc áo choàng trắng trong buổi lễ Nữ thần Nước Yemanja. Một chiếc thuyền chất đầy hoa, nến và đồ trang sức sẽ được thả từ bãi biển nổi tiếng Ipenama ở Rio de Janeiro của Brazil.
Ga-na
Người Ga-na đón Tết trong những ngôi nhà nhỏ bằng lá dừa gắn nhiều bóng đèn trang trí, được dựng khắp nơi trên đường phố. Thanh niên nam nữ tới các ngôi nhà đón xuân đó, hát hò vui vẻ. Trong các căn nhà ấy, cả gia đình quây quần bên mâm cỗ. Món ăn ngày Tết được ưa thích nhất là gà trống rán. Theo phong tục, đúng giao thừa, mọi người đều thét lớn để xua đuổi những xui xẻo của năm cũ và đón chào những niềm vui trong năm mới.

Bài đăng phổ biến