Breaking News

Kinh nguyệt bất thường và những điều phụ nữ cần đề phòng

Hãy đọc những thông tin dưới đây để hiểu và nhận thức đúng về lượng máu kinh trong chu kỳ đèn đỏ vẫn diễn ra hằng tháng của bạn nhé!

Kinh nguyệt của bạn xuất hiện các cục máu đông, màu sắc khi đậm khi nhạt, chảy máu quá ít hoặc quá nhiều... là một vài trong rất nhiều những điều khiến chị em quan tâm và lo lắng.
 
Hãy đọc những thông tin dưới đây để hiểu và nhận thức đúng về lượng máu kinh trong chu kỳ đèn đỏ vẫn diễn ra hằng tháng của bạn nhé!
 

Những điều bạn cần biết về máu kinh nguyệt

 
- Trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên sau khi trứng rụng để chuẩn bị sẵn sàng cho việc mang thai. Sau đó, nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung này sẽ bong ra, hình thành máu kinh nguyệt của bạn. Lượng máu và chất lỏng chị em bị mất trong 1 chu kỳ chỉ từ 4 đến 12 muỗng cà phê mà thôi.
 
- Chu kỳ kinh nguyệt trung bình thường kéo dài trong 28 ngày. Một số phụ nữ có thể có vòng kinh ngắn hơn, chỉ 21 ngày và cũng có nhiều người dài hơn, lên đến khoảng 35 ngày.
 
- Bạn có thể sẽ bị chảy máu từ 2-7 ngày, con số trung bình là 3-5 ngày.
 
Kinh nguyệt bất thường và những điều phụ nữ cần đề phòng
Tháng nào phụ nữ cũng có chu kỳ kinh nguyệt nhưng không phải ai cũng hiểu về nó
 

Cục máu đông trong chu kỳ kinh: không đáng lo

 
Nhiều phụ nữ phàn nàn về việc xuất hiện cục máu đông trong máu kinh nguyệt của họ. Các cục máu đông này có thể có màu đỏ tươi hoặc màu đỏ thẫm. Thông thường, các cục máu đông sẽ xuất hiện vào những người lượng máu kinh ra nhiều nhất. Sự hiện diện của các cục máu đông này có thể làm cho lượng máu kinh nguyệt của bạn có vẻ nhiều hơn bình thường.
 
Thông thường cơ thể chúng ta sẽ tự sản sinh ra các chất tương đương nhưng thuốc chống đông máu để giữ cho máu kinh nguyệt thoát ra ngoài như việc chảy máu ở các bộ phận khác. Nhưng khi máu kinh của bạn quá nhiều và máu chảy quá nhanh khiến cơ thể không có đủ thời gian cho việc chống đông máu. Từ đó hình thành các cục máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
 
Nếu tình trạng máu cục của bạn quá nặng nề hoặc cục máu đông quá lớn, bạn nên đi khám để chắc chắn không có điều gì bất thường trong hệ sinh sản nói riêng và cơ thể bạn nói chung.
 

Cẩn trọng khi "đèn đỏ" kéo dài quá 7 ngày

 
Đôi khi bạn có thể nhận thấy rằng máu kinh nguyệt của mình có màu nâu sẫm hoặc gần như màu đen ở những ngày cuối. Đây là sự thay đổi màu sắc hoàn toàn bình thường. Nó xảy ra là do 1 lượng máu còn tồn dư trong âm đạo và ra khỏi cơ thể bạn một cách từ từ nên chuyển sang màu nâu sẫm như máu khô.
 
Nếu lượng máu kinh nguyệt của bạn hơi nhiều hoặc kéo dài hơn 7 ngày bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngày càng trầm trọng hơn thì đừng dại mà trì hoãn việc đến bác sỹ. Nhiều phụ nữ cứ cho rằng việc ra máu quá nhiều hoặc thời kỳ "đèn đỏ" kéo dài hơn 7 ngày là chuyện bình thường. Nhưng nếu để lâu, tình trạng mất máu hàng tháng vượt quá lượng cho phép sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, có nguy cơ gây mệt mỏi, thậm chí choáng, ngất, nguy hiểm cho sức khỏe.
 
kinh-nguyet-bat-thuong-wpn
Nếu gặp vấn đề bất thường với kinh nguyệt bạn cần được bác sỹ sản khoa thăm khám
 

Nguyên nhân gây bất thường cho lượng máu kinh nguyệt

 
Những thay đổi về màu sắc, độ nhiều ít, cục máu đông... có thể do 1 trong những nguyên nhân dưới đây:
 
- Sẩy thai: Những phụ nữ đã bị sẩy thai có thể xuất hiện các cục máu đông hoặc khối màu xám là các mô niêm mạc từ âm đạo. Nhiều thậm chí tưởng rằng việc sảy thai vẫn là chu kỳ "đèn đỏ" kinh nguyệt bình thường vì không theo dõi chu kỳ hàng thàng.
 
- U xơ tử cung: U xơ tử cung còn được gọi là leiomyomas. Đây là những khối u lành được hình thành trong tử cung. U xơ tử cung không phải lúc nào xuất hiện triệu chứng vì thế nhiều người không biết mình bị bệnh này, nhất là khi nó vẫn còn nhỏ. Với những khối u xơ lớn hơn sẽ làm thay đổi lượng máu kinh nguyệt của bạn và xuất hiện nhiều cục máu đông trong chu kỳ "đèn đỏ" nhiều hơn. 
 
- Thay đổi nội tiết tố: Cơ thể của bạn hoạt động dựa vào sự cân bằng của các hormone progesterone và estrogen. Những hormone này điều chỉnh việc sản xuất và phát tán của nội mạc tử cung. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ, nó có thể dẫn đến niêm mạc tử cung quá dày. Độ dày này có thể khiến máu kinh chảy nhiều hơn bình thường. Nó cũng có thể gây ra các cục máu đông trong máu kinh nguyệt. 
 
Thay đổi nội tiết tố có thể do: tiền mãn kinh và mãn kinh; tăng hoặc giảm cân đột ngột; tác dụng phụ của 1 số loại thuốc; tử cung lớn; tắc nghẽn máu kinh nguyệt... Sự thay đổi nội tiết này chỉ được xác định chính xác khi bạn làm xét nghiệm máu và ngày thứ 2 của chu kỳ.
 
kinh-nguyet-bat-thuong-wpn
Bạn cũng có thể được làm xét nghiệm công thức máu để chuẩn đoán bệnh
 

Các biện pháp y khoa để "chuẩn đoán" kinh nguyệt của bạn

 
Tùy thuộc vào các dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt mà bạn đang lo lắng, các bác sỹ sẽ cho chỉ định thăm khám, làm xét nghiệm hoặc thủ thuật y khoa cụ thể để xác định "bệnh" cho chu kỳ "đèn đỏ" của bạn. Cụ thể là những phương pháp sau:
 
- Siêu âm âm đạo:  các bác sỹ sẽ sử dụng sóng âm thanh để xem được hình ảnh các bộ phận bên trong âm đạo và tử cung của bạn. Siêu âm sẽ giúp phát hiện ra các vấn đề bất thường ở phần phụ, buồng trứng, tử cung...
 
- Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ): Thủ thuật không xâm lấn này có thể phát hiện tổn thương mô mềm, cung cấp hình ảnh các khối u đang tăng trưởng bên trong âm đạo, chẳng hạn như u xơ tử cung gây vấn đề cho việc máu kinh nguyệt thất thường của bạn.
 
- Làm xét nghiệm công thức máu: Bác sĩ có thể xét nghiệm máu để xác định xem máu của bạn có gặp vấn đề bất thường nào về độ đông máu hay không? Xét nghiệm này cũng giúp đảm bảo rằng bạn không bị thiếu máu, thiếu sắt dẫn đến kết quả là mất kinh nguyệt hoặc rối loạn kinh nguyệt.
 
- Sinh thiết tế bào âm đạo: Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ lấy 1 mẫu mô nhỏ từ lớp niêm mạc tử cung của bạn để phân tích. Thủ thuật này giúp phát hiện virus HPV hoặc nguy hiểm hơn: tế bào ung thư âm đạo...
 
- Nong, đốt và nạo âm đạo: Trong thủ thuật này, cổ tử cung của bạn sẽ được bác sỹ làm giãn ra hoặc can thiệp để khắc phục tình trạng viêm lộ tuyến. Cách này được sử dụng để khắc phục tình trạng chảy máu quá nhiều trong chu kỳ.
 
kinh-nguyet-bat-thuong-wpn
Nếu kinh nguyệt bất thường đi kèm với cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, da xanh tái... bạn cần đến bác sỹ sản khoa ngay lập tức
 

Dấu hiệu cho biết bạn cần đi khám vì máu kinh nguyệt bất thường

 
hôngT thường, chúng ta ít quan tâm đến các vấn đề liên quan đến máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu sau đây, bạn cần đi khám gấp:
 
- Mệt mỏi mọi lúc mọi nơi, kể cả khi chỉ làm các hoạt động bình thường
 
- Luôn cảm thấy chóng mặt
 
- Da xanh tái
 
- Móng tay trắng bệnh
 
- Kinh nguyệt không đều, hay chảy máu thường xuyên giữa các kỳ

Theo eva.vn

Bài đăng phổ biến