Những bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng rất dễ mắc
Trong cuộc sống hiện đại, các bệnh đột quỵ, phổi tắc nghẽn mãn tính, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy, tiểu đường, béo phì, ung thư khí quản, phế quản... là những bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng lại rất dễ mắc. Hiểu về bệnh và thay đổi lối sống, cách sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp bạn ngăn chặn bệnh một cách hiệu quả.
Bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành được coi là “sát thủ” vô hình vì đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Bệnh do mạch vành là bệnh lý chỉ tình trạng động mạch bị hẹp lại do các mảng xơ vữa hoặc do co thắt mạch. Đến một mức độ nào đó thì dòng máu đến nuôi cơ tim sẽ không đủ và dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim. Bệnh động mạch vành còn được gọi là suy tim động mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Biểu hiện của bệnh động mạch vành là những cơn đau thắt ngực dữ dội với cảm giác đau nhói, thắt chặt, bỏng rát, kim châm, đè nặng ngực. Vị trí đau ở sau xương ức, chính giữa tim, ngực trái lan ra vai trái, cánh tay và bàn tay trái…kèm theo là hiện tượng khó thở, và mồ hôi, hồi hộp, chóng mặt…trường hợp nặng hơn dẫn đến nhồi máu cơ tim gây tử vong.
Yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành đó là: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu (LDL cao, HDI thấp, Triglyceride cao). Hút thuốc lá, Béo phì, Đái tháo đường, gia đình có người bị bệnh động mạch vành sớm, Tuổi cao…
Đột quỵ
Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não đột ngột. Tai biến mạch máu não là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Bệnh thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Biểu hiện của đột quỵ là lú lẫn, hôn mê. Ngoài ra có thể có nhức đầu, nôn ói hoặc co giật xảy ra trên người đang làm việc bình thường.
Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân hay gặp nhất là một động mạch máu bị tắc bởi những cục máu đông được gọi là huyết khối hoặc các động mạch bị xơ vữa do trong mạch máu bị ứ đọng mỡ và dày lên dần dần làm hẹp lòng mạch, cản trở dòng chảy, đến một lúc nào đó tạo thành cục máu đông. Cơn đột quỵ cũng có thể xảy ra khi một động mạch trong não bị vỡ ra được gọi là xuất huyết não (thường gặp ở bệnh nhân có xơ vữa mạch và tăng huyết áp).
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới. Hiện nay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh không chữa khỏi hoàn toàn, bệnh liên tục tiến triển nặng dần, gây tử vong.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng viêm mạn tính đường thở do tiếp xúc cácyếu tố độc hại từ ngoài môi trường đứng đầu là thuốc lá, bụi khói, ô nhiễm môi trường.
Triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là ho khạc đàm nhầy trắng kéo dài vào buổi sáng, khó thở khi gắng sức, bệnh tiến triển nặng dần theo thời gian với những cơn cấp nặng với triệu chứng ho, đàm mủ, khó thở tăng lên.
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
Theo nhận định của Tổ chức y tế Thế giới đến năm 2020, bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới hay còn gọi là nhiễm trùng phổi là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 sau bệnh tim mạch, tiêu hóa và ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về căn bệnh này.
Hiện nay, những bệnh phổi nhiễm trùng thường gặp ở nước ta gồm: viêm khí phế quản, giãn phế quản, áp-xe phổi, viêm phổi, hen phế quản bội nhiễm, tâm phế mạn.
Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng phổi. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất liên quan tới thời tiết khí hậu ẩm ướt, áp suất khí giảm. Thời điểm này, rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như cảm cúm, ho, nghẹt mũi,…nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể lan xuống dưới gây ra các bệnh viêm đường hô hấp dưới hay còn gọi là nhiễm trùng phổi.
Ung thư khí quản, phế quản và ung thư phổi
Ung thư khí quản, phế quản, và ung thư phổi là ung thư đường hô hấp. Các nguyên nhân chính của loại ung thư này là hút thuốc, khói thuốc, và các độc tố môi trường. Đây là căn bệnh "giết người" phổ biến nhất. .
Những bệnh ung thư có thể lây lan vào các phần khác của cơ thể như gan, não, tuyến, hoặc xương. Điều này làm cho các loại rất nguy hiểm của ung thư, có nghĩa là biết các triệu chứng của ung thư khí quản, phế quản, phổi là quan trọng, cũng như biết để có được với bác sĩ nhanh chóng xác nhận hoặc phủ nhận sự hiện diện của bệnh ung thư và bắt đầu điều trị của khí quản, phế quản, ung thư phổi càng sớm càng tốt nếu bạn được tìm thấy để có chúng.
Triệu chứng của khí quản, phế quản, ung thư phổi cũng bao gồm khàn tiếng, có máu trong nước bọt của một người và đau ở vùng ngực. Ung thư khí quản thường là do những gì được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy hoặc ung thư biểu mô nang VA. Việc đầu tiên trong số này thường phát triển trong đường hô hấp, thực quản, miệng, trong khi các hình thức thứ hai trong các mô của tuyến.
Các bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, với các triệu chứng kèm theo là nôn, mất nước, rối loạn điện giải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh tiêu chảy có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, sử dụng chung nguồn nước ăn uống, sinh hoạt.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy, trong đó có nguyên nhân do vi rút, vi khuẩn, nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn Tả (còn gọi là bệnh Tả). Bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân.
Béo phì là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa.
Tiểu đường
Bệnh tiểu đường, còn gọi là Đái tháo đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước
Nhiều yếu tố quyết định bệnh tiểu đường như gen, môi trường, ăn uống, vận động thể lực, stress…Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) .
Đây là một bệnh nguy hiểm, làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim, thận, thần kinh, mù lòa, vết thương chậm lành, dễ nhiễm bệnh...
Bệnh lao
Bệnh lao phổi là một hình thức của bệnh lao do vi trùng Mycobacterium tuberculosis gây nên, bệnh lao phổi là một loại bệnh lây lan chứ không phải do di truyền.
Thủ phạm gây bệnh lao là vi trùng Mycobacterium tuberculosis, hay còn gọi là trực khuẩn Koch. Đây là một loại khuẩn hình que, sinh sản nhanh và bền vững. Nó có thể sống vài tuần trong không khí và nước; khi bệnh nhân nhổ đờm xuống đất ẩm và nơi tối thì trực khuẩn lao lại tồn tại đến 2-3 tháng.
Khuẩn lao xâm nhập cơ thể khi ta hít thở không khí ô nhiễm (do người bệnh khạc nhổ, ho, hắt hơi), khi nói chuyện trực tiếp với người bệnh, khi dùng đồ ăn thức uống có lao. Có trường hợp vi khuẩn này được ruồi mang đến. Người mang khuẩn lao có thể vẫn khỏe mạnh nếu hệ miễn dịch tốt. Khi hệ miễn dịch suy giảm (như mắc cảm cúm, tiểu đường, bụi silic phổi, HIV/AIDS...) hoặc uống thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, bệnh lao sẽ phát triển.
Béo phì
Béo phì là nguồn gốc của nhiều loại bệnh như: đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, sỏi thận… khiến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ suy giảm nghiêm trọng.
Để phòng chống béo phì, hãy thường xuyên theo dõi cân nặng, giữ cơ thể có mức bình thường, chỉ ăn khi thật sự đói.
HIV/AIDS
Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch người bệnh suy giảm rất nhanh. Bệnh chưa có thuốc trị nên trước mắt, cách tốt nhất là phòng ngừa; sống lành mạnh, tránh xa ma túy. Khi thấy "chỗ kín" có dấu hiệu khác lạ, phải đi kiểm tra. Nếu nghi nhiễm HIV, hãy làm xét nghiệm máu ngay.