Những điều "đặc biệt" nghiêm cấm trong "ngày ấy"
Để không đau đớn, khó chịu... trong ngày "đèn đỏ" chị em phải đặc biệt chú ý những điều sau.
Không nên đấm lưng
Nhiều bạn có thói quen đấm lưng khi cảm thấy mỏi ở phần lưng, điều này không nên làm trong những ngày ấy. Nguyên nhân khiến bạn mỏi lưng là do sung máu ở phần xương chậu. Nếu bạn đấm lưng càng làm cho tình trạng sung máu nghiêm trọng hơn, khiến phần lưng càng mỏi mệt hơn.
Ngoài ra, đấm lưng trong những ngày ấy còn không tốt cho việc hồi phục của lớp lót bên trong niêm mạc tử cung (gọi là nội mạc) bị bong tróc, làm cho lượng máu chạy ra nhiều hơn, thời gian kinh nguyệt kéo dài.
Không tắm trong bồn tắm
Trong kỳ kinh nguyệt, miệng tử cung được mở rộng hơn, nếu bạn tắm và ngâm mình lâu trong nước khiến nguồn nước ô nhiễm xâm nhập vào tử cung dễ gây viêm đường sinh dục.
Bạn không nên ăn uống đồ lạnh trong "ngày ấy". |
Không hò hát trong ngày "đèn đỏ"
Nếu hát hò, cao giọng liên tục trong thời kỳ đèn đỏ, bạn có thể bị mất giọng, giọng trở nên khàn đục, thậm chí là gây thương tổn vĩnh viễn cho dây thanh. Nguyên nhân là do huyết mạch được tăng cường trong khi thành mạch ở khu vực này không được củng cố. Các chuyên gia Hồng Kông khuyến cáo: phụ nữ trước khi 2 ngày có "đèn đỏ" nên chú ý không nên “cao giọng” hát karaoke trong thời gian quá lâu.
Không làm "chuyện ấy"
Do nội mạc tử cung bong ra, bề mặt giống như là "đang bị thương" nên nếu "yêu" vào kỳ "nguyệt san" dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra viêm nhiễm trong tử cung.
Không ăn uống đồ lạnh
Ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ làm giảm tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, làm đau bụng kinh.
Không uống chất kích thích
Trong những loại đồ uống này hàm lượng cafein rất cao, dễ kích thích thần kinh và hệ tim mjach, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và kinh nguyệt quá nhiều.
Dùng sữa tắm vệ sinh "vùng kín"
Trong thời gian hành kinh, "chỗ ấy" thường có mùi khác lạ nên bạn thường xuyên tắm rửa. Nhưng nếu dùng sữa tắm hay nước nóng để rửa vùng kín thường xuyên, bạn dễ bị ngứa ngáy. Bởi khu vực này bình thường có tính axit cao, có tác dụng khống chế vi khuẩn sinh sôi nhưng khi “đèn đỏ” lại nghiêng về tính kiềm, sức đề kháng chống vi khuẩn giảm thấp, dễ gây ra viêm nhiễm.