TẢN MẠN BTCP. CÓ NHỮNG CUỘC TÌNH KHÔNG LÀ TRĂM NĂM
Nguyễn Xuân Thiệp
Cành bàng mồ côi / đứng giữa rêu phong
Một đêm ở Amarrilo trong mùa lễ Tạ Ơn, Gió thổi quanh những ngọn đồi trơ trụi. Nguyễn ngồi nghe Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm của Việt Dzũng. Như đã nói trong bài trước, tiếng hát của ca sĩ vừa cất lên đã khiến cho mình bàng hoàng. Em mãi là hai mươi tuổi / Anh mãi là mùa xanh xưa… Rồi lại nghe những cây ổi thơm… và vầng hoa ngâu mưa thu…thì ôi thôi, mình nhớ lại rồi. Bài Em Mãi Là Hai Mươi Tuổi đây, cách nay dăm bảy năm, mình đã được nghe Camille Huyền tức Huyền Tôn Nữ Cẩm Hồng hát ghi âm và thu hình trên một website. Khúc Dương là tác giả bài hát sáng tác từ thơ Quang Dũng.
Trước hết phải nói bài thơ của Quang Dũng hay, chân thành và gợi cảm với hình ảnh những cây ổi thơm, vầng hoa ngâu mưa thu, con đường xưa trút lá, cây bàng mồ côi, cổng cũ rêu phong… đợi chờ, sông ơi dài sao, rộng ơi biển cả… Tình ý của bài thơ thật thắm thiết, thủy chung, có thể làm rơi nước mắt: bỏ em anh đi / đường hai mươi năm / dài bao chia ly / nước mất đừng rơi… giữ trọn tình người cho đẹp…
Gai điệu bài hát của Việt Dzũng nghe thật buồn. Nó là nỗi đớn đau tuyệt vọng, chứ không còn vẻ thơ mộng nữa. Theo lời giới thiệu của xướng ngôn viên, Việt Dzũng viết bài này vào năm 2006 sau khi bác sĩ cho biết tim anh rất yếu chỉ có thể sống được thêm ba năm.nữa thôi. Việt Dzũng sáng tác bài này như một lời trao gởi, an ủi người yêu bạn đời của mình. Có những câu giữ nguyên thơ Quang Dũng, có đôi chỗ Việt Dzũng sửa đổi nhưng vẫn giữ được hồn thơ:
Con đường xưa, những mùa trút lá
Cành bàng mồ côi đứng giữa rêu phong
Con đường xưa, ta ngồi hóa đá
Mùa đông mồ côi, đứng đợi người
Cành bàng mồ côi đứng giữa rêu phong
Con đường xưa, ta ngồi hóa đá
Mùa đông mồ côi, đứng đợi người
Giờ đây Việt Dzũng đã đi về phía mây trắng nhưng ca khúc của anh còn để lại cho đời với cảm xúc bồi hồi…
Ca từ bài ‘Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm’
Em mãi là hai mươi tuổi
Anh mãi là mùa xuân xưa
Những cây ổi thơm ngày cũ
Và vầng hoa ngâu mùa thu
Em mãi là hai mươi tuổi
Anh mãi là mùa xuân xưa
Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua
Con đường xưa, những mùa trút lá
Cành bàng mồ côi đứng giữa rêu phong
Con đường xưa, ta ngồi hóa đá
Mùa đông mồ côi, đứng đợi người
Con đường xưa, men vườn ổi thơm
Anh bỏ đi dài bao chia ly
Con đường xưa, hàng cây trút lá
Có những cuộc tình không là trăm năm
Con đường xưa, hàng cây trút lá
Có những cuộc tình không là trăm năm
Em mãi là hai mươi tuổi
Anh mãi là mùa xuân xưa
Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua
Con đường xưa, những mùa trút lá
Cành bàng mồ côi, đứng giữa rêu phong
Con đường xưa, ta ngồi hóa đá
Mùa đông mồ côi, đứng đợi người
Con đường xưa, men vườn ổi thơm
Anh bỏ đi dài bao chia ly
Con đường xưa, hàng cây trút lá
Có những cuộc tình không là trăm năm
Con đường xưa, hàng cây trút lá
Có những cuộc tình không là trăm năm...
Anh mãi là mùa xuân xưa
Những cây ổi thơm ngày cũ
Và vầng hoa ngâu mùa thu
Em mãi là hai mươi tuổi
Anh mãi là mùa xuân xưa
Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua
Con đường xưa, những mùa trút lá
Cành bàng mồ côi đứng giữa rêu phong
Con đường xưa, ta ngồi hóa đá
Mùa đông mồ côi, đứng đợi người
Con đường xưa, men vườn ổi thơm
Anh bỏ đi dài bao chia ly
Con đường xưa, hàng cây trút lá
Có những cuộc tình không là trăm năm
Con đường xưa, hàng cây trút lá
Có những cuộc tình không là trăm năm
Em mãi là hai mươi tuổi
Anh mãi là mùa xuân xưa
Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua
Con đường xưa, những mùa trút lá
Cành bàng mồ côi, đứng giữa rêu phong
Con đường xưa, ta ngồi hóa đá
Mùa đông mồ côi, đứng đợi người
Con đường xưa, men vườn ổi thơm
Anh bỏ đi dài bao chia ly
Con đường xưa, hàng cây trút lá
Có những cuộc tình không là trăm năm
Con đường xưa, hàng cây trút lá
Có những cuộc tình không là trăm năm...
Nguyễn xin tiếp tục bài tản mạn cùng đề tài trong kỳ tới:
EM MÃI LÀ HAI MƯƠI TUỔI / TA MÃI LÀ MÙA XANH XƯA
Bây giờ xin nghe tiếng hát Dạ Ngọc Yến trong ca khúc ‘Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm’
NXT
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/co-nhung-chuyen-tinh-khong-la-tram-nam-da-nhat-yen.pkS6q24NI8.html